DANH MỤC ĐỀ TÀI NHIỆM VỤ VIỆN KHOA HỌC HÀNG KHÔNG.Tìm nhanh: Lọc theo thời gian —————————- Tất cả Năm 2014 Năm 2013 Năm 2010 —————————- Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006 Năm 2005 Năm 2004 Năm 2002 Năm 2001 Năm 2000 —————————- Năm 1999 Năm 1998 Năm 1997 Năm 1996 Năm 1995 Năm 1994 Năm 1992 Năm 1990 —————————-
Tên đề tài, nhiệm vụ Chủ nhiệm |
Cơ quan chủ quản Cơ quan chủ trì |
Nội dung nghiên cứu | Thời gian Kết quả đạt được Thông tin khác |
|||
ĐIỀU TRA TIỀM LỰC KH&CN CÓ THỂ HUY ĐỘNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC CÔNG AN TẠI TỔNG CÔNG TY HKVNVŨ ĐỨC PHÚ | Bộ Công an – Viện Khoa học HK
(2013) |
A. Điều tra, khảo sát xác định tiềm lực KH&CN có thể huy động phục vụ công tác công an thông qua các phiếu khảo sát, nội dung các tiềm lực KH&CN cần xác định gồm:
* Cơ sở vật chất kỹ thuật. * Tổ chức hoạt động KH&CN. * Cá nhân hoạt động KH&CN. * Thông tin KH&CN. * Kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học. B. Phạm vi điều tra, khảo sát: Tổ chức điều tra, khảo sát tại: Ban TCCB, KHPT, CNTT, VASCO, NIAGS, TIAGS, DIAGS, Viện KHHK được xác định tại Tờ trình số 138/TCTHK-CNTT ngày 4/2/2013 của Ban CNTT, VP-ĐN và được Tổng giám đốc phê duyệt. |
30 ngày. Dự án được nghiệm thu. Kết quả dự án gồm: 03 bộ, mỗi bộ gồm 08 phiếu điều tra; Bảng tổng hợp số liệu khảo sát điều tra; Báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát điều tra; Báo cáo đánh giá của 03 chuyên gia. | |||
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG CHO NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAMNGUYỄN THỊ BẠCH NGÀ | Bộ Giao thông Vận tải – Cục HKDD VN
(2010) |
* Chương 1 – Tổng quan về biến đổi khí hậu đối với ngành HKVN.
* Chương 2 – Hiện trạng ngành HKDD Việt Nam và định hướng phát triển. * Chương 3 – Đánh giá tổng quan tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng tới ngành HKDD Việt Nam. * Chương 4 – Đánh giá cụ thể các tác động của BĐKH, nước biển dâng tới kết cấu hạ tầng dễ bị tổn thương của ngành hàng không. * Chương 5 – Xây dựng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho ngành HKDD Việt Nam ( cho sân bay Cần Thơ). * Chương 6 – Kết luận và kiến nghị ( cho sân bay Cần Thơ). |
24 tháng.Đề án được đánh giá ĐẠT. Kết quả nghiên cứu của đề án gồm: – Báo cáo tổng hợp các nội dung nghiên cứu (kèm theo các phụ lục). – Cơ sở dữ liệu GIS cho các kết cấu hạ tầng dễ bị tổn thương của Cảng Hàng không Cần Thơ.
Những người tham gia thực hiện: Nguyễn Phương Dung – Vũ Hồng Loan – Vương Hùng Mạnh – Phan Đình Dũng – Trịnh Xuân Thắng – Nguyễn Thị Minh Nguyệt – Nguyễn Minh Tuấn – Viện KHHK Nguyễn Ngọc Thạnh – Trung tâm Nghiên cứu – Ứng dụng viễn thám và GIS thuộc Trường Đại học KHTN Huỳnh Thị Lan Hương – Nguyễn Văn Đại – Viện Khoa học khí tượng thủy văn – Môi trường Phạm Ngọc Hải – Phạm Xuân Cảnh – Trung tâm Nghiên cứu – Ứng dụng viễn thám và GIS thuộc Trường Đại học KHTN |
|||
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ TIẾNG ỒN VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CHO CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ NỘI BÀINGUYỄN THỊ BẠCH NGÀ | Bộ Giao thông Vận tải – Cục HKDD VN
(2009) |
* Tổng quan điều tra cơ bản về hiện trạng môi trường tại CHK quốc tế Nội Bài.
* Quy trình chuẩn để xây dựng bản đồ tiếng ồn tại CHK quốc tế Nội Bài được điều chỉnh. * Tiến trình khảo sát số liệu thực tế xây dựng bản đồ tiếng ồn cho CHK quốc tế Nội Bài (cho 2 mùa: mùa hạ và mùa đông) * Xây dựng đường đẳng trị tiếng ồn. * Lập bản đồ tiếng ồn hiện trạng tại CHK quốc tế Nội Bài. * Xây dựng bản đồ dự báo tiếng ồn tại CHK quốc tế Nội Bài đến 2020. * Đề xuất các giải pháp tổng thể giảm thiểu tiếng ồn tại CHK quốc tế Nội Bài. * Kết luận và kiến nghị. |
12 tháng.Đề án được đánh giá loại A. Kết quả nghiên cứu của đề án gồm: – Báo cáo điều tra cơ bản về hiện trạng môi trường tại CHKQT Nội Bài. – Bản đồ hiện trạng tiếng ồn đầy đủ 2 mùa tại CHKQT Nội Bài. – Bản đồ dự báo tiếng ồn đến năm 2020 cho CHKQT Nội Bài. – Một số giải pháp giảm ô nhiễm tiếng ồn tại CHKQT Nội Bài. – Phương pháp, quy trình lập bản đồ tiếng ồn cho CHKQT Nội Bài. – Phương pháp, quy trình dự báo tiếng ồn cho CHKQT Nội Bài.
Những người tham gia thực hiện: Ban KHCN – Cục HKVN Ban Quản lý cảng – Cục HKVN Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng viễn thám và GIS thuộc trường Đại học Khoa học tự nhiên Viện Bảo hộ lao động – Phân viện miền Trung Tây Nguyên Tổng công ty CHK miền Bắc Nguyễn Bùi Phong – Vũ Hồng Loan -Nguyễn Thị Minh Nguyệt – Vương Hùng Mạnh – Viện KHHK |
|||
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ TIẾNG ỒN VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CHO CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ĐÀ NẴNG (Giai đoạn 2)NGUYỄN THỊ BẠCH NGÀ | Bộ Giao thông Vận tải – Cục HKDD VN
(2008) |
* Phần mở đầu.
* Quy trình khảo sát số liệu thực tế để xây dựng bản đồ tiếng ồn mùa khô cho CHKQT Đà Nẵng. * Xây dựng đường đẳng trị tiếng ồn. * Xây dựng bản đồ tiếng ồn đầy đủ 2 mùa tại CHKQT Đà Nẵng. * Xây dựng bản đồ dự báo tiếng ồn tại CHKQT Đà Nẵng đến 2015. * Đề xuất các giải pháp tổng thể giảm thiểu tiếng ồn tại CHKQT Đà Nẵng. * Kết luận và kiến nghị. |
12 tháng. Đề án được đánh giá loại A. Kết quả nghiên cứu của đề án gồm: – Bản đồ tiếng ồn đầy đủ 02 mùa cho CHKQT Đà Nẵng. – Bản đồ tiếng ồn dự báo đến năm 2015 cho CHKQT Đà Nẵng. – Một số giải pháp giảm ô nhiễm tiếng ồn tại CHKQT Đà Nẵng. – Phương pháp, quy trình lập bản đồ tiếng ồn cho CHKQT Đà Nẵng. – Phương pháp, quy trình dự báo tiếng ồn cho CHKQT Đà Nẵng.Những người tham gia thực hiện:
Ban KHCN – Cục HKVN Ban Quản lý cảng – Cục HKVN Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng viễn thám và GIS thuộc trường Đại học Khoa học tự nhiên Viện Bảo hộ lao động – Phân viện miền Trung Tây Nguyên Cụm CHK miền Trung Trần Thị Kim Anh – Phạm Tùng Lĩnh – Nguyễn Thị Hải Dương – Viện BHLĐ – Phân viện MTTN Huỳnh Ngọc – Cụm CHK miền Trung Nguyễn Bùi Phong – Vũ Hồng Loan -Nguyễn Thị Minh Nguyệt – Vương Hùng Mạnh – Viện KHHK |
|||
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ TIẾNG ỒN VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CHO CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ĐÀ NẴNG (Giai đoạn 1)NGUYỄN THỊ BẠCH NGÀ | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK
(2007) |
I. Tổng quan về vấn đề tiếng ồn và bản đồ tiếng ồn.
II. Cơ sở lí luận để xây dựng bản đồ tiếng ồn nói chung. III. Khảo sát số liệu thực tế để xây dựng bản đồ tiếng ồn cho sân bay Đà Nẵng. IV. Xây dựng bản đồ tiếng ồn tại Sân bay Đà Nẵng. V. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tiếng ồn tại Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng. VI. Kết luận và kiến nghị. |
12 tháng. Đề án được đánh giá loại A. Kết quả nghiên cứu của đề án gồm: – Báo cáo cơ sở lí luận để xây dựng bản đồ tiếng ồn nói chung. – Xây dựng bản đồ tiếng ồn Sân bay quốc tế Đà Nẵng. – Một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng.Những người tham gia thực hiện:
Lại Quang Khải – Huỳnh Ngọc – Nguyễn Văn Thọ – Cụm CHK miền Trung Dương Danh Mạnh – Viện KHLĐ& các vấn đề xã hội Hoàng Văn Tâm – Trung tâm nhiệt đới Việt Nga Đặng Trần Ngữ – Công ty CP Minh Việt Trương Hải Yến – Ban KHCN Cục HKVN Nguyễn Quốc Động – Nguyễn Bùi Phong – Vũ Hồng Loan -Nguyễn Thị Minh Nguyệt – Vương Hùng Mạnh – Viện KHHK |
|||
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NỘI ĐỊA HÓA PHỤ TÙNG, PHỤ KIỆN CHUYÊN DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG TRÊN KHU BAYNGUYỄN QUANG BẢO | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(2006) | * Tổng quan về các phương tiện hoạt động trên khu bay và cơ sở pháp lý
* Khảo sát điều tra lập danh mục phụ tùng phụ kiện của các phương tiện hoạt động trên khu bay: – Đối tượng và cách thức khảo sát. – Khảo sát điều tra tình hình bảo dưỡng và sửa chữa các phương tiện hoạt động trên khu bay. – Khảo sát điều tra lập danh mục phụ tùng phụ kiện chủ yếu nhập ngoại và đã nội địa hóa phục vụ công tác BDSC các phương tiện hoạt động trên khu bay do các đơn vị tại sân bay Nội bài quản lý. – Điều tra bổ sung danh mục phụ tùng phụ kiện chủ yếu nhập ngoại và đã nội địa hóa phục vụ công tác BDSC các phương tiện hoạt động trên khu bay do các đơn vị tại sân bay Tân Sơn Nhất quản lý. – Xây dựng danh mục các phụ tùng phụ kiện chi tiết chuyên dụng chủ yếu của các phương tiện hoạt động trên khu bay có khả năng nội địa hóa trong ngành hàng không. * Điều tra đánh giá hiện trạng năng lực công nghiệp Việt Nam và một số cơ sở nghiên cứu sản xuất có công nghệ phù hợp:- Đánh giá chung về năng lực công nghiệp Việt Nam hiện nay và tương lai. – Khảo sát điều tra thu thập tài liệu, lập dữ liệu về hiện trạng năng lực của một số Viện nghiên cứu chuyên ngành, một số cơ sở sản xuất công nghiệp có công nghệ tiên tiến và phù hợp trong nước để cộng tác liên kết nghiên cứu, gia công chế tạo. – Khảo sát điều tra cơ sở vật chất và khả năng kỹ thuật công nghệ tiên tiến phù hợp hiện tại của một vài nhà máy Công nghiệp quốc phòng trong nước. – Phân tích đánh giá khả năng nghiên cứu và đáp ứng của nền công nghiệp Việt Nam nói chung và của HKVN nói riêng đối với việc liên kết công tác nghên cứu nội địa hóa. – Phương pháp lựa chọn cơ sở nghiên cứu sản xuất có công nghệ tiên tiến phù hợp có đủ điều kiện cộng tác gia công chế tạo sản xuất trong nước hoặc liên kết liên doanh. * Kết luận về khả năng nội địa hóa và đề xuất các giải pháp, phương án tổ chức thực hiện:: – Một số kết luận. – Đề xuất các giải pháp. – Đề xuất phương án thực hiện. |
12 tháng..Đề tài đã được nghiệm thu. Kết quả loại KHÁ. Sản phẩm nghiên cứu của đề tài gồm: – Tập báo cáo tổng quan; – Hệ thống phụ lục; + Danh mục phụ tùng phụ kiện chuyên dùng đã được cung cấp và sử dụng hàng năm phục vụ BDSC các phương tiện hoạt động trên khu bay do các cơ sở trong ngành hàng không quản lý; + Năng lực trình độ công nghệ của công nghiệp Việt Nam với việc nội địa hóa phụ tùng, phụ kiện chuyên dụng cho các phương tiện hoạt động trên khu bay.Những người tham gia thực hiện:
Trần Văn Khảm – Cụm CHK miền Bắc Dương Mạnh Cường – Ban Dịch vụ thị trường, TCT HKVN Ngô Trọng Thành – XN TMMĐ Nội Bài Phạm Doãn Hồng – Công ty AIRIMEX Phan Thành Bảo – Cục HKVN Phạm Lâm Minh – Vũ Hồng Loan – Viện KHHK. |
|||
TIÊU CHUẨN SÂN BAY DÂN DỤNG VIỆT NAMPHẠM VĂN TỚI | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(2006) | Dự thảo tiêu chuẩn: gồm 3 tập: Mở đầu – Viết tắt và ký hiệu
Chương 1: Quy định chung Chương 2. Các thông số cơ bản thiết kế sân bay. Chương 3. Các yếu tố hình học chủ yếu và điều kiện tự nhiên. Chương 4. Yêu cầu về tĩnh không (giới hạn và khắc phục chướng ngại vật). Chương 5. Thiết bị dẫn đường hàng không bằng mắt Chương 6. Đánh dấu cảnh báo chướng ngại vật bằng mắt. Chương 7. Đánh dấu cảnh báo các khu vực hạn chế bằng mắt Chương 8. Hệ thống điện. Chương 9. Cứu nạn và các dịch vụ khác . Chương 10. Bảo dưỡng sân bay. Phụ lục 1. Màu sắc cho đèn hàng không mặt đất, các dấu hiệu, biển báo và bảng hiệu. Phụ lục 2. Các đặc tính đèn hàng không mặt đất .Phụ lục 3. Dấu hiệu chỉ dẫn bắt buộc và dấu hiệu thông tin. Phụ lục 4. Yêu cầu thiết kế các ký hiệu chỉ dẫn lăn. Phụ lục 5. Các yêu cầu chất lượng dữ liệu hàng không. Phụ lục 6. Vị trí các đèn trên chướng ngại vật Phụ lục 7. Tài liệu hướng dẫn bổ sung cho tiêu chuẩn. Phụ lục 8. Các bề mặt hạn chế chướng ngại. |
12 tháng. Dự thảo Tiêu chuẩn đã được Bộ Giao thông Vận tải xem xét ban hành thành tiêu chuẩn cơ sở.Những người tham gia thực hiện:
Phan Đức Trạch – Ban KHĐT, Cục HKVN Vũ Phạm Nguyên Tùng – Ban Quản lý cảng, Cục HKVN Nguyễn Văn Di – Cụm CHK miền Bắc Võ Anh Tú – Cụm CHK miền Trung Nguyễn Tất Bình – Cụm CHK miền Nam Phan Anh Vân – Viện KHHK Lê Hồng Quân – TT khai thác khu bay, Cụm CHK miền Bắc Nguyễn Xuân Đào – TT Đào tạo nâng cao Hội Cầu đường Hà Huy Cương – Phạm Cao Thăng – Học viện Kỹ thuật quân sự Hoàng Xuân Huê – Trung tâm QLB dân dụng Việt Nam Nguyễn Bách Tùng – Nguyễn Văn Thanh – Nguyễn Phú Hải – Công ty AEC |
|||
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO CÁC CHI TIẾT NỘI THẤT MÁY BAY DO VNA SỞ HỮU BẰNG VẬT LIỆU PLASTICTRẦN THỊ BÍCH THỦY | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(2006) | Phần I: Nghiên cứu chế tạo thiết bị nội thất bằng vật liệu Plastic.
1. Thực trạng về hỏng hóc và nhu cầu thay thế thiết bị nội thất bằng vật liệu plastic trên máy bay. 2. Các yêu cầu về chế tạo thiết bị nội thất bằng vật liệu plastic (Vật liệu chế tạo, kỹ thuật chế tạo, tính cơ lý của sản phẩm, hồ sơ tài liệu chế tạo, kiểm tra sản phẩm,…). Phần II: Chế tạo chi tiết ốp tay ghế máy bay ATR 72 bằng vật liệu Plastic – Các yêu cầu của chi tiết ốp tay ghế máy bay ATR 72 / Bản vẽ thiết kế ốp tay ghế ATR 72 / Quy trình công nghệ chế tạo ốp tay ghế máy bay ATR 72 / Thiết kế, chế tạo khuôn mẫu sản xuất ốp tay ghế máy bay ATR 72. – Sản xuất ốp tay ghế máy bay ATR 72 / Kiểm tra yêu cầu của sản phẩm – Lắp thử trên máy bay, đánh giá, hiệu chỉnh bản vẽ, khuôn mẫu, quy trình sản xuất, kiểm tra sản phẩm / Kết luận và kiến nghị. |
12 tháng. Đề tài đã được nghiệm thu. Kết quả loại ĐẠT.Sản phẩm nghiên cứu của đề tài gồm: – Báo cáo kết quả nghiên cứu.- Tập hồ sơ kỹ thuật.- Sản phẩm chế thử ốp tay ghế máy bay ATR72.- Bộ khuôn gá dùng để chế tạo sản phẩm.Những người tham gia thực hiện:
Lương Khánh Tùng – XN máy bay A76 Nguyễn Thế Khôi – XN máy bay A75 Lương Phúc Thọ – Công ty nhựa Tiền phong La Thái Hà – Trung tâm Nghiên cứu vật liệu polyme – Đại học Bách Khoa,Tp. Hồ Chí Minh Trần Thị Kim Quế – Viện Máy và dụng cụ công nghiệp |
|||
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA TIẾP VIÊN HKVN NHẰM ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP, CHẾ ĐỘ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE CHO TIẾP VIÊN, GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ HÀNH KHÁCH, ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO CÁC CHUYẾN BAYNGUYỄN THỊ BẠCH NGÀ | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(2005) | * Khảo sát, thu thập, phân tích số liệu, thông tin đặc thù về nghề tiếp viên HKVN, các quy định chế độ chính sách đã và đang áp dụng đối với tiếp viên HKVN, đoàn Tiếp viên, sức khoẻ tiếp viên, điều kiện làm việc, các yếu tố tâm sinh lý, các số liệu nghiên cứu trong nước và nước ngoài về vấn đề này, các thông số về môi trường ảnh hưởng tới sức khoẻ tiếp viên.
* Đo đạc, lấy mẫu trên các tuyến bay ngắn và dài trong nước và quốc tế. * Đề xuất các giải pháp, bổ sung một số chế độ đảm bảo sức khoẻ cho tiếp viên hàng không. |
12 tháng. Đề tài đã được nghiệm thu. Kết quả loại ĐẠT. Một số kiến nghị của đề tài đã được Đoàn tiếp viên xem xét đưa vào áp dụng.Những người tham gia thực hiện:
Nguyễn Hữu Thắng – Trịnh Văn Thắng – Ban TCCB Nguyễn Trọng Hường – Tạ Hiền Lương – Đoàn Tiếp viên HKVN Nguyễn Trọng Dân – Trung tâm Y tế HK Nguyễn Thị Giang – Y tế khối cơ quan TCT Ngô Hữu Phúc – Bệnh viện Quân chủng PKKQ Trương Thị Kim Huê – Công đoàn TCT Vũ Thị Thanh – Nguyễn Quốc Động – Nguyễn Phương Dung – Bùi Duy Kế – Viện KHHK |
|||
XÂY DỰNG TIÊU CHÍ VÀ NỘI DUNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA VIETNAM AIRLINESPHẠM THỊ MINH CHÂU | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(2005) | * Cơ sở khoa học để xây dựng văn hóa doanh nghiệp của VNA: – Một số khái niệm cơ sở.- Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về văn hóa và văn hóa trong doanh nghiệp.- Chủ trưởng của Tổng công ty HKVN về xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
* Một vài kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp: – Giới thiệu kinh nghiệm của một vài doanh nghiệp trong nước.- Giới thiệu kinh nghiệm của một vài Hãng hàng không nước ngoài. * Tiến hành điều tra, khảo sát. * Xây dựng các tiêu chí và nội dung văn hóa doanh nghiệp của VNA: – Các tiêu chí văn hóa doanh nghiệp của của VNA.- Các nội dung văn hóa doanh nghiệp trong nội bộ VNA: các nội dung văn hóa doanh nghiệp có tính chuẩn mực chung của VNA và một số nội dung có tính đặc thù của một số đối tượng cụ thể trong VNA. – Văn hóa trong quan hệ với khách hàng, công chúng. * Đề xuất một số giải pháp tổ chức xây dựng văn hóa của VNA. |
12 tháng. Đề tài đã được nghiệm thu. Kết quả loại ĐẠTNhững người tham gia thực hiện:
Nguyễn Xuân Bình – Tạp chí Tổ chức Nhà nước Phạm Thị Phượng – Công ty dược Traphaco Nguyễn Việt Tiến – Tổng công ty HKVN Trịnh Văn Thắng – Đoàn Tiếp viên Trần Quốc Chí – XN TMMĐ Nội Bài Nguyễn Thái Trung – Trung tâm Huấn luyện bay Nguyễn Việt Hùng – Nguyễn Quốc Động – Viện KHHK |
|||
THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG NẠP, PHÂN TÍCH CÁC ẮCQUY KHẨN CẤP (EMERGENCY BATTERIES) MÁY BAYTHÁI HỒNG SƠN | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(2005) | * Thiết kế và chế tạo thiết bị nạp phóng tự động có ghép nối máy tính, có khả năng nạp cho cùng lúc từ 4 – 6 bộ ắc quy kết nối với máy tính qua cổng RS232.
* Thiết kế chế tạo buồng tạo nhiệt có thể điều khiển nhiệt độ từ 500C – 700C để kiểm tra công tắc nhiệt và truyền cảm nhiệt của ắc quy kết nối với máy tính qua cổng RS232. * Thiết kế bộ phần mềm điều khiển, phân tích. * Xây dựng bộ tài liệu, quy trình bằng hai thứ tiếng Việt – Anh. |
12 tháng. Đề tài đã được nghiệm thu. Kết quả loại ĐẠT. Sản phẩm nghiên cứu của đề tài là thiết bị tự động nạp và phân tích các ắc quy khẩn cấp của máy bay đã được Xí nghiệp A76 đưa vào sử dụngNhững người tham gia thực hiện:
Đỗ Hồng Quang – Ban KHCN, TCT HKVN Nguyễn Huy Hoàng – Hoàng Văn Thiện – Nguyễn Chí Dũng – XN máy bay A76. |
|||
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHẦN MỀM TỰ ĐỘNG LƯU TRỮ PHÂN LOẠI, TRA CỨU DỮ LIỆU NOTAM, TRỢ GIÚP PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH VÀ KHAI THÁC BAYNGUYỄN THANH TÙNG | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(2005) | * Khảo sát thực trạng nhận điện văn NOTAM, công việc cập nhật, lưu trữ, theo dõi NOTAM hiện nay tại Trung tân ĐHB và các đơn vị liên quan.
* Tìm hiểu hoạt động của hệ thống tin học liên quan đến việc nhận điện văn NOTAM bao gồm hệ thống AFTM, mạng máy tính để phân tích khả năng thu thập dữ liệu cho đầu vào. * Nghiên cứu các loại NOTAM, các định dạng của NOTAM để đưa ra phương pháp và kỹ thuật xử lý NOTAM tự động. * Phân tích đánh giá và xây dựng phương án thiết kế mô hình hệ thống của phần mềm. * Thiết kế cơ sở dữ liệu về NOTAM, cơ sở dữ liệu các sân bay mà VNA khai thác và sử dụng làm sân bay dự bị, thông tin từ các sân bay lấy từ AIP Việt Nam, các tài liệu lấy nguồn từ JEPPESEN và các nguồn khác. * Lập trình chức năng cập nhật NOTAM từ các điện văn qua mạng AFTN. * Lập trình chức năng tìm kiếm, đọc và lấy các thông tin khai thác cần thiết. * Lập trình phần tra cứu NOTAM. * Viết hướng dẫn sử dụng phần mềm. * Chạy thử và hiệu chỉnh, đóng gói phần mềm. |
12 tháng. Đề tài đã được nghiệm thu. Kết quả loại ĐẠT. Sản phẩm nghiên cứu của đề tài là phần mềm tự động lưu trữ phân loại và tra cứu dữ liệu NOTAM đã được Ban Điều hành bay và các đơn vị có liên quan sử dụng.Những người tham gia thực hiện:
Phạm Minh Thắng – Hoàng Đức Công – Ban Điều hành bay Dương Thế Tùng – Ban KHCN |
|||
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TÂM SINH LÝ VÀ VĂN HÓA TỚI AN TOÀN BAYNGUYỄN HUY HIỆU | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(2005) | * Khảo sát, điều tra quan niệm và cách đánh giá của phi công, tiếp viên, nhân viên điều hành khai thác bay, nhân viên BDKT về ảnh hưởng của các yếu tố tâm sinh lý và văn hóa tới an toàn bay: phân tích và xác định đối tượng, tiêu chí điều tra; thiết kế mẫu phiếu điều tra; tổ chức điều tra; phân tích, xử lý kết quả.
* Nghiên cứu các lý thuyết về ảnh hưởng của các yếu tố tâm – sinh lý, văn hóa tới an toàn bay: yếu tố tâm lý, yếu tố sinh lý, yếu tố văn hoá. * Nghiên cứu về các vụ sự cố và tai nạn điển hình đã xảy ra đối với một số hãng HK trên thế giới và ở VN do yếu tố con người gây nên: Thống kê các tai nạn và sự cố điển hình; phân tích các yếu tố liên quan đến con người trong các tình huống liên quan. * Nghiên cứu, so sánh văn bản quy chế, tài liệu huấn luyện và thực tiễn: Các quy định của nhà chức trách HK, các khuyến cáo của ICAO; quy định, tài liệu của TCT. * Đề xuất các khuyến cáo: Quy chế khai thác và bảo dưỡng máy bay VAR- OPs1; tài liệu huấn luyện CRM; việc biên soạn MRM của TCT HKVN. Đề xuất các yêu cầu tuyển chọn, phương thức tuyển chọn tâm lý cho phi công và tiếp viên. |
18 tháng. Đề tài đã được nghiệm thu. Kết quả loại ĐẠT. Một số kiến nghị của đề tài đã được Trung tâm Huấn luyện bay áp dụng trong giáo trình huấn luyện.Những người tham gia thực hiện:
Nguyễn Thái Trung – Lữ Thông – Mai Anh Tuấn – Đoàn Ánh Phượng – Trung tâm Huấn luyện bay Phan Xuân Đức – Đoàn bay 919 Tô Đình Dũng – Ban KHCN Nguyễn Khắc Hưng – Pacific Airlines Lê Minh Thu – Ban KHĐT, TCT HKVN Phí Văn Gừng – VPĐN, TCT HKVN |
|||
XÂY DỰNG PHẦN MỀM MÁY TÍNH TỰ ĐỘNG LƯU TRỮ VÀ XỬ LÝ CÁC THÔNG BÁO KỸ THUẬT NHẬN TỪ MÁY BAY HỖ TRỢ CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG CÁC MÁY BAY A320/321 VÀ B777 CỦA VNAĐỖ HỒNG QUANG | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(2005) | * Khảo sát, đánh giá nhu cầu sử dụng chương trình, các yêu cầu cụ thể từ phía người sử dụng.
* Khảo sát phương thức nhận các thông báo kỹ thuật máy bay từ nhà cung cấp dịch vụ. * Khảo sát cấu trúc các thông báo kỹ thuật máy bay nhận từ opcenter, xây dựng các phương án chuyển đổi dữ liệu phù hợp với từng loại thông báo. * Khảo sát đánh giá khả năng và mức độ tạo liên kết từ các chương trình ứng dụng đối với các tài liệu BD máy bay đang được sử dụng. * Khảo sát và đưa ra các phương pháp bảo mật thích hợp áp dụng trong bộ chương trình. * Xây dựng cấu trúc dữ liệu theo từng loại thông báo kỹ thuật máy bay. * Xây dựng bộ chương trình phần mềm. * Triển khai thử nghiệm. Viết tài liệu hướng dẫn sử dụng |
12 tháng. Đề tài đã được nghiệm thu. Kết quả loại ĐẠT.Sản phẩm nghiên cứu của đề tài là phần mềm tự động lưu trữ và xử lý các thông báo kỹ thuật nhận từ máy bay đã được Ban Kỹ thuật và các đơn vị có liên quan đưa vào sử dụng,Những người tham gia thực hiện:
Lương Đình Diễn – Nguyễn Từ Huy – Ban Kỹ thuật Nguyễn Huy Hoàng – Nguyễn Văn Hạnh – XN A76 Dương Thế Tùng – Ban KHCN |
|||
QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠNG ĐẶT CHỖ ĐẾN 2010 VÀ GIẢI PHÁP TỰ ĐỘNG HÓA XÁC ĐỊNH HẠNG ĐẶT CHỖDƯƠNG TRÍ THÀNH | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(2005) | * Phân tích cơ sở khoa học và thực tiễn của hệ thống hạng đặt chỗ.
* Đánh giá quá trình biến đổi của hệ thống hạng đặt chỗ. * Khảo sát thực tế các hệ thống có liên quan đến hệ thống hạng đặt chỗ của các hãng HK khác. * Định hướng cho quy hoạch hệ thống hạng đặt chỗ. * Lập quy hoạch hệ thống hạng đặt chỗ của VNA đến 2010. * Giải pháp tự động hóa xác định hạng đặt chỗ trong toàn Tổng công ty: Khối trung tâm, văn phòng chi nhánh, văn phòng khu vực. |
12 tháng. Đề tài đã được nghiệm thu. Kết quả loại ĐẠT.Những người tham gia thực hiện:
Trương Thành Vũ – Nguyễn Đình Minh – Cao Hồng Phương – Ban TTHK. |
|||
NGHIÊN CƯÚ CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ NÂNG CAO NĂNG LỰC BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA MÁY BAY CỦA HÀNG KHÔNG VIỆT NAMTRẦN QUANG CHÂU | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(2004) | * Tổng quan các giải pháp công nghệ bảo dưỡng sửa chữa máy bay:: – Khái quát chung về công tác BDSC máy bay.- Cơ sở lý luận về năng lực công nghệ BDSC máy bay.- Cơ sở thực tiễn xây dựng năng lực công nghệ BDSC máy bay.
* Khảo sát và đánh giá hiện trạng năng lực công nghệ đáp ứng nhu cầu của công tác BDSC máy bay của HKVN: – Khảo sát hiện trạng năng lực công nghệ BDSC máy bay của HKVN (tổ chức BDSC, cơ sở hạ tầng, nhân lực, công tác quản lý, cung ứng vật tư, phụ tùng thay thế, hệ thống CNTT phục vụ công tác BDSC, hệ thống ĐBCL, hệ thống văn bản tiêu chuẩn của Nhà nước và quốc tế); – Hiện trạng năng lực công nghệ chế tạo vật tư, phụ tùng phục vụ công tác BDSC; – Đánh giá khả năng đáp ứng so với nhu cầu hiện tại và tương lai. * Xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực công nghệ BDSC máy bay của HKVN đến 2010: – Dự báo năng lực vận tải hàng không của VN đến 2010; – Dự báo xu hướng phát triển công nghệ BDSC máy bay trên thế giới đến 2010; – Dự báo sơ bộ thị trường BDSC máy bay trong khu vực châu Á đến 2010; – Mục tiêu nâng cao năng lực công nghệ BDSC máy bay của HKVN đến 2010; – Những quan điểm chỉ đạo tiến trình nâng cao năng lực công nghệ BDSC máy bay của HKVN; – Định hướng phát triển công nghệ BDSC máy bay của HKVN đến 2010; – Những giải pháp công nghệ nâng cao năng lực BDSC máy bay của HKVN đến 2010. * Lộ trình thực hiện của VNA đến 2010. * Hoàn thiện cơ chế chính sách. * Kết luận và kiến nghị. |
18 tháng. Đề tài đã được nghiệm thu. Kết quả đạt loại KHÁNhững người tham gia thực hiện:
Lê Đình Cương – Viện Kỹ thuật Phòng không – Không quân Nguyễn Thị Bạch Ngà – Lương Khánh Hưng – Nguyễn Quốc Động – Nguyễn Phương Dung – Trần Thị Kim Cúc – Vũ Đức Phú – Trần Thanh Hải – Trần Thanh Tuấn – Viện KHHK. |
|||
NGHIÊN CƯÚ XÂY DỰNG PHẦN MỀM TRA CỨU TỪ ĐIỂN ANH -VIỆT HÀNG KHÔNGTRẦN LÂM QUÂN | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(2004) | * Khảo sát thu thập các từ điển Anh – Việt hàng không hiện có, tham khảo cấu trúc, nội dung các phần mềm từ điển hiện có trên thị trường. Tham khảo quy trình xây dựng phần mềm và các quy chuẩn trong công nghệ phần mềm.
*Biên tập xây dựng cơ sở dữ liệu từ điển Anh – Việt hàng không . * Xây dựng phần mềm : Thiết kế giao diện với người dùng, thiết kế mô hình truy xuất dữ liệu và sơ đồ khối giải thuật, các phương thức xuất, nhập dữ liệu, viết các modul chương trình, tích hợp các modul chương trình , đóng gói thành 2 phiên bản cài đặt riêng biệt tương ứng với font Unicode và TCVN3. * Hoàn chỉnh phần mềm sau khi sử dụng thử. * Viết hướng dẫn sử dụng. |
12 tháng. Đề tài dã được nghiệm thu. Kết quả đạt loại ĐẠT. Sản phẩm của đề tài là phần mềm tra cứu Từ điển Anh – Việt chuyên ngành hàng không đã được các CBCNV trong ngành sử dụng.Những người tham gia thực hiện
Nguyễn Huy Hiệu – VPĐN Võ Cường – Ban Không tải, Cục HKVN. Phạm Vinh – Ban KHCN Đỗ Hồng Trường – Nguyễn Thanh Tùng – Viện KHHK. |
|||
NGHIÊN CƯÚ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁM SÁT DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH CỦA VIETNAM AIRLINES TẠI NỘI BÀINGUYỄN HỒNG TRÂM | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(2004) | * Nghiên cứu xu hướng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng giám sát dịch vụ vận chuyển hành khách.
* Nghiên cứu kinh nghiệm một số hãng hàng không quốc tế trong lĩnh vực giám sát dịch vụ vạn chuyển hành khách. * Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng về chất lượng giám sát dịch vụ vận chuyển hành khách của VNA tại Nội bài * Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giám sát dịch vụ vận chuyển hành khách của VNA tại Nội Bài |
12 tháng. Đề tài đã được nghiệm thu. Kết quả loại ĐẠTNhững người tham gia thực hiện:
Phạm Văn Liệu – Nguyễn Văn Hậu – Hoàng Lương Dương – Lê Xuân Thu – Trung tâm Kiểm soát khai thác Nội Bài Lê Minh Thu – Ban Dịch vụ thị trường Trương Thu Hương – Ban KHTT |
|||
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC CĂN CỨ KHOA HỌC CHO VIỆC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ HỆ THỐNG ĐẶT GIỮ CHỖ CHO VIETNAMAIRLINES TRONG THỜI ĐẠI INTERNETTRẦN VĂN YÊN | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(2004) | * Giới thiệu tổng quan về hệ thống đặt giữ chỗ hàng không (CRS).
* Xác định các chức năng cơ bản của hệ thống đặt giữ chỗ CRS mà Việt nam cần đầu tư, bao gồm: – Xây dựng các chức năng chương trình. – Mô tả môi trường IT cần cho đầu tư CRS. – Xác định yêu cầu kết nối hệ thống, khả năng truy cập từ các dịch vụ ISP. – Xác định khả năng đáp ứng yêu cầu của thương mại điện tử của hệ thống ISP mới. * Xác định nhu cầu đầu tư hệ thống CRS của VNA, công nghệ và môi trường IT trong tương lai. * Xây dựng các tiêu chí kinh tế kỹ thuật để đánh giá so sánh phương án đầu tư. * Đề xuất phương án đầu tư tối ưu (phân tích, lựa chọn phương án tối ưu trong 4 phương án đưa ra: Tự xây dựng, mua, B.O.T, thuê trên cơ sở các tiêu chí kinh tế kỹ thuật đã xây dựng) |
12 tháng. Đề tài đã được nghiệm thu. Kết quả loại ĐẠT.Những người tham gia thực hiện:
Nguyễn Ngọc Tùng – Nguyễn Anh Tuấn – Ban Tiếp thị hành khách, TCT HKVN Trần Việt Hưng – Ban Điều hành bay Nguyễn Bội Hồng Minh – Nguyễn Việt Bắc – Ban KHCN |
|||
THÔNG TIN DỰ BÁO NHU CẦU ĐI LẠI HÀNH KHÁCH (PASSENGER DEMAND FORECAST) PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHỐI THƯƠNG MẠI TỔNG CÔNG TY HKVNPHẠM NGỌC TÙNG | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(2004) | * Điều tra xác định yêu cầu về thông tin dự báo nhu cầu đi lại của hành khách.
* Nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu của các đơn vị từ nguồn thông tin hệ thống YMS và các hệ thống khác. * Nghiên cứu giải pháp cho phép cập nhật thông tin dự báo nhu cầu đi lại của hành khách cho các đơn vị. * Thiết kế hệ thống / Lập trình modul chuyển đổi dữ liệu từ hệ thống YMS và các hệ thống khác. * Lập trình modul ứng dụng khai thác hệ thống thông tin dự báo nhu cầu đi lại của hành khách. * Thử nghiệm và hoàn chỉnh phần mềm / Hướng dẫn khai thác sử dụng |
6 tháng. Đề tài đã được nghiệm thu. Kết quả loại ĐẠT. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được Ban Tiếp thị hành khách và các đơn vị có liên quan đưa vào sử dụng.Những người tham gia thực hiện:
Trương Thành Vũ – Phạm Hồng Minh – Nguyễn Đăng Cường – Cao Hồng Phương – Ban TTHK. |
|||
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CHỐNG SÉT CHO CÁC CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNGNGUYỄN QUANG BẢO | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(2002) | Cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn phòng, chống sét:Cơ sở lý luận về sét và ảnh hưởng của sét.
Giải pháp công nghệ phòng, chống sét hiện nay. Tình hình chống sét của ngành hàng không một số nước hiện nay. Khảo sát, phân tích đặc tính ảnh hưởng của sét tới các công trình HKDD VN. Thực trạng phòng chống sét tại các công trình HKDD VN. Các giải pháp kỹ thuật chống sét cho các công trình HKDD VN. Một số kết luận, kiến nghị |
12 tháng.Đề tài đã được nghiệm thu. Loại XUẤT SẮC. | |||
TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP AN NINH CHO TÀU BAY CỦA VNANGUYỄN THANH QUÍ | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(2002) | Tình hình khủng bố đối với hàng không.
Thực trạng về công tác đảm bảo an ninh cho tàu bay của VNA. Tăng cường các biện pháp an ninh đối với tàu bay của VNA. Kết luận và kiến nghị. |
12 tháng. Đề tài đã được nghiệm thu. Kết quả loại ĐẠT. Một số kiến nghị về biện pháp tăng cường an ninh cho tàu bay của VNA đã được TCT áp dụng trên tàu bay của VNA. Kết quả nghiên cứu của đề tài còn là giáo trình giảng dạy về an toàn an ninh trên tàu bay cho các học viên phi công và tiếp viên của HKVNNhững người tham gia thực hiện:
Nguyễn Quốc Động – Viện KHHK Nguyễn Văn Linh – Ban An ninh, Cục HKVN Hoàng Duy Khánh – Ban An toàn, an ninh TCT HKVN Đỗ Thị Dung – Trường HKVN. |
|||
ÁP DỤNG MÔ HÌNH TOÁN KINH TẾ HỖ TRỢ LẬP KẾ HOẠCH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG CỦA TCT HKVNNGUYỄN DOÃN HỢP | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(2002) | Điều tra khảo sát, thống kê và phân tích các số liệu thực tế tham gia xác định các tham số chính trong các mô hình bài toán đặt ra tại các đơn vị, cơ quan có liên quan.
Thiết kế và xây dựng các mô hình toán kinh tế cho bài toán hỗ trợ lập kế hoạch vận tải hàng không. Giải quyết vấn đề liên quan đến việc xác định các tham số đầu vào của mô hình bài toán. Xây dựng phương pháp và thuật giải. Xây dựng phần mềm. Thử nghiệm tại các đơn vị và ứng dụng kết quả nghiên cứu (Ban KHTT, Ban ĐHB…) Đánh giá kết luận và đề xuất ý kiến. |
12 tháng. Đề tài đã được nghiệm thu. Kết quả loại ĐẠT.Những người tham gia thực hiện:
Hoàng Tụy – Lê Dũng Mưu – Viện Toán học – TT KHTN&CN quốc gia Nguyễn văn Tuấn – Học viện PKKQ Trần Văn Yên – TCT HKVN Nguyễn Anh Tuấn – Ban KHCN Nguyễn Quốc Minh – Đào Nguyên Phong – Trung tâm Thống kê tin học hàng không Nguyễn Mạnh Hùng – Văn Tiến Trung – Hoàng Anh Dũng – Ban KHĐT. |
|||
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG THUÊ MUA KHAI THÁC TÀU BAYNGUYỄN VĂN DU | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(2002) | * Đánh giá hoạt động thuê tàu bay của Tổng công ty HKVN trong thời gian qua: – Thực tiễn hoạt động thuê khai thác tàu bay của TCT HKVN; – Các hợp đồng thuê khai thác tàu bay mà Tổng công ty.
* Phân loại các hợp đồng thuê khai thác tàu bay của Tổng công ty: – Phân loại hợp đồng; – Tính chất đặc thù từng loại hợp đồng; – Ảnh hưởng của các đặc thù tới khía cạnh pháp lý của hợp đồng; – Cơ cấu chủ yếu của các hợp đồng * Hệ thống các văn bản pháp lý áp dụng cho hợp đồng thuê khai thác tàu bay của VN / Pháp luật một số nước về thuê tàu bay / Những quy định pháp lý về quản lý các hoạt động thuê khai thác tàu bay của VNA / Nội dung hợp đồng thuê khai thác tàu bay./ Những vấn đề pháp lý cơ bản trong hợp đồng thuê khai thác tàu bay / Một số hợp đồng thuê khai thác tàu bay. |
18 tháng.Đề tài dừng. Đã báo cáo tổng kết. | |||
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LÁI TÀU BAY CỦA HKVN NHẰM ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP, CHẾ ĐỘ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE NGƯỜI LÁI, GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN TOÀN BAYNGUYỄN THỊ BẠCH NGÀ | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(2002) | * Tổng quan về Đoàn bay 919, những thông tin, số liệu về người lái tàu bay.
* Các vấn đề về điều kiện làm việc và sức khỏe của người lái. * Các phương án tiến hành đo đạc và lấy mẫu. * Phân tích các yếu tố về môi trường, yếu tố tâm sinh lý, thần kinh, sức khỏe, các yếu tố rèn luyện tự thân của người lái. * Đánh giá hiện trạng các yếu tố môi trường và điều kiện làm việc ảnh hưởng đến sức khỏe người lái cả trên mặt đất và trên không * Đề xuất một số giải pháp, chế độ đảm bảo sức khỏe người lái (an toàn vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ tập luyện, bảo hộ lao động,….). |
18 tháng. Đề tài đã được nghiệm thu. Loại ĐẠT. Một số đề xuất của đề tài đã được Đoàn bay 919 áp dụng vào thực tế.Những người tham gia thực hiện:
Nguyễn Tuấn Sơn – Nguyễn Bùi Phong – Viện KHHK Đoàn Thanh – Hoàng Minh Thảo – Đoàn bay 919 Lê Viết Thọ – Ban TCCB-LĐTL Capt. Phan Xuân Đức – Trung tâm Huấn luyện bay Bạch Đăng Đồng – Trung tâm Y tế hàng không Nguyễn Quang Khanh – Viện Y học LĐMT, Bộ Y tế Nguyễn Văn Thêm – Vụ BHLĐ, Bộ LĐTB&XH. |
|||
XÂY DỰNG PHẦN MỀM MẠNG MÁY TÍNH QUẢN LÝ TÌNH TRẠNG KHAI THÁC VÀ BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA TRANG THIẾT BỊ MẶT ĐẤT HÀNG KHÔNG TẠI XÍ NGHIỆP THƯƠNG MẠI MẶT ĐẤT NỘI BÀINGUYỄN THANH TÙNG | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(2002) | * Khảo sát phân tích, thiết kế hệ thống:
– Khảo sát trình tự thủ tục và thông tin tương ứng trong việc quản lý tình trạng khai thác, BDSC trang thiết bị mặt đất HK tại XN TMMĐ Nội Bài / Khảo sát cơ sở hạ tầng tin học hiện có của XN / Phân tích kết quả khảo sát, thiết kế mô hình hệ thống lưu trữ và xử lý thông tin. * Xây dựng hệ thống thông tin trên cơ sở các thiết kế đã thực hiện: – Xây dựng các cơ sở dữ liệu vật lý trên máy tính / – Viết các modul phần mềm / – Tích hợp các modul phần mềm. * Nhập dữ liệu, chạy thử, hiệu chỉnh phần mềm / Viết hồ sơ hệ thống, tài liệu hướng dẫn sử dụng. * Cài đặt, nhập dữ liệu chính thức, chuyển giao sử dụng. |
12 tháng. Đề tài dừng. Đã báo cáo tổng kết.Những người tham gia thực hiện:
Nguyễn Quốc Động – Trần Thị Kim Cúc – Nguyễn Bùi Phong – Viện KHHK Nguyễn Đăng Đức – Đào Danh Tuấn – Nguyễn Ngọc Tuân – XN TMMĐ Nội Bài |
|||
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO TIẾP VIÊN HKVNNGUYỄN CAO BÌNH | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(2002) | * Khảo sát thực tế trình độ tiếng Anh của tiếp viên HKVN.
* Xây dựng giáo trình tiếng Anh dành cho học viên bao gồm: – Giáo trình dành cho học viên có trình độ dưới 500 điểm. – Giáo trình dành cho học viên có trình độ trên 500 điểm. * Biên soạn sách hướng dẫn dành cho giáo viên. * Một số bài đọc thêm và đĩa CD ghi chương trình học. |
12 tháng. Đề tài đã được nghiệm thu. Loại ĐẠT. Các giáo trình đã được Trung tâm Huấn luyện bay sử dựng làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy.Những người tham gia thực hiện
Hoàng Văn Vân – Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội Nguyễn Đức Hoạt – Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội Thái Anh Tuấn – Nguyễn Bạch Anh Thư – Trung tâm Huấn luyện bay Nguyễn Hoàng Hải – Đoàn tiếp viên VNA Phí Văn Gừng – Văn phòng Đối ngoại, TCT HKVN. |
|||
NGHIÊN CƯÚ CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM, ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG HACCP CHO XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN SUẤT ĂN NỘI BÀINGUYỄN THỊ BẠCH NGÀ
|
TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(2001) | * Đánh giá hiện trạng của Xí nghiệp chế biến suất ăn Nội bài về các mặt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm một cách ổn định.
* Xác định các nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh an toàn cho suất ăn. * Giới thiệu về hệ thống đảm bảo an toàn thực phẩm (HACCP). * Các biện pháp đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, các biện pháp kiểm tra chất lượng suất ăn. * So sánh các điều kiện thực tế của Xí nghiệp với các tiêu chuẩn của HACCP. * Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm tăng cường và duy trì sự ổn định chất lượng vệ sinh, an toàn cho suất ăn (giải pháp tổ chức, quản lý, giải pháp kỹ thuật, xử lý thích hợp từng công đoạn chế biến suất ăn, vận chuyển suất ăn). |
12 tháng. Đề tài đã được nghiệm thu cấp TCT. Loại ĐẠT. Một số kiến nghị của đề tài đã được Xí nghiệp đưa vào áp dụng trong việc xây dựng qui trình chế biến xuất ăn đảm bảo theo tiêu chuẩn HACCP.Những người tham gia thực hiện:
Đàm Văn Chiều – Lê Việt Ba – XN Sản xuất và chế biến xuất ăn Nội Bài Trịnh Quyết Thắng – Ban Dịch vụ thị trường Phạm Thị Minh Châu – Nguyễn Tuấn Sơn – Nguyễn Hồng Quân – Trần Thị Kim Cúc – Viện KHHK. |
|||
NGHIÊN CƯÚ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO AN TOÀN CHO TÀU BAY TRONG QUÁ TRÌNH PHỤC VỤ TRÊN SÂN ĐỖNGUYỄN BÙI PHONG | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(2001) | * Tổng kết, phân tích các sự cố đã xảy ra trong khoảng 10 năm (1991 – 2001).
* Phân tích những sự cố điển hình trên thế giới. * Khảo sát thực tế tại 3 sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất: Các loại trang thiết bị mặt đất hàng không hiện có; Hành trình tiếp cận phục vụ tàu bay của một số loại trang tiết bị mặt đất hàng không; Công tác phối hợp giữa các đơn vị ở các sân bay; Các văn bản quản lý việc sử dụng khai thác trang thiết bị mặt đất hàng không nhằm đảm bảo an toàn cho tàu bay; Xác định và đo tần số các loại tín hiệu tồn tại trong khu vực sân đỗ; Tổng hợp ý kiến các đơn vị có liên quan đối với công tác quản lý, khai thác kỹ thuật phục vụ tàu bay tại sân đỗ. * Xây dựng các giải pháp nâng cao an toàn cho tàu bay trong quá trình TTB mặt đất hàng không tiếp cận phục vụ: Giải pháp về tổ chức, quản lý: Hiệu chỉnh các văn bản đã có, xây dựng một số văn bản mới, kiến nghị nhà chức trách; Giải pháp kỹ thuật: Chế tạo thiết bị cảnh báo, hỗ trợ nhân viên vận hành TTB mặt đất hàng không trong quá trình tiếp cận phục vụ kỹ thuật trên sân đỗ. |
12 tháng. Đề tài đã được nghiệm thu cấp TCT. Loại ĐẠT. Thiết bị hỗ trợ cảnh báo đã được áp dụng thử tại sân bay Nội Bài, chuẩn bị đưa vào nghiên cứu chế tại loạt nhỏ sử dụng trên xe thang, xe cấp nước, xe nâng hàng tại sân bay Nội BàiNhững người tham gia thực hiện:
Nguyễn Quốc Động – Hoàng Bình – Phạm Thị Minh Châu – Nguyễn Hồng Quân – Trần Thị Kim Cúc – Viện KHHK Trần Văn Hồng – Ngô Văn Minh – Ban An toàn an ninh, TCT HKVN Nguyễn Đăng Đức – XN TMMĐ Nội Bài. |
|||
NGHIÊN CƯÚ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN HÀNG KHÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY HKVNPHẠM THỊ MINH CHÂU | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(2001) | * Khảo sát các hoạt động chủ yếu liên quan đến hoạt động an toàn khai thác. Phân tích đánh giá kết quả khảo sát. Nghiên cứu một số chương trình an toàn hàng không của một số hãng trên thế giới
* Nghiên cứu hệ thống các văn bản pháp lý có liên quan đến an toàn hàng không. Phân tích đánh giá hệ thống văn bản trên. Xây dựng cơ sở pháp lý của chương trình an toàn hàng không của TCT HKVN. * Xây dựng các nội dung của chương trình an toàn hàng không: Chương trình gồm phần mở đầu và 8 chương. * Một số kết luận, kiến nghị và hệ thống phụ lục |
12 tháng. Đề tài đã được nghiệm thu cấp TCT. Loại ĐẠT. Chương trình An toàn hàng không đã được Tổng giám đốc Tổng công ty ký ban hành tại Quyết định số 132/TCTHK-ATAN ngày 29/10/2002.Những người tham gia thực hiện:
Nguyễn Khắc Hưng – Nguyễn Sĩ Vũ – Lê Bá Tùng – Ban An toàn an ninh, TCT HKVN Nguyễn Việt Hùng – Ban Đảm bảo chất lượng, TCT HKVN Vũ Công Dũng – Trần Thị Kim Cúc – Viện KHHK. |
|||
NGHIÊN CƯÚ XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHỤC VỤ HÀNH KHÁCH, HÀNH LÝ CỦA VIETNAM AIRLINES TẠI CÁC NHÀ GA HÀNG KHÔNGBÙI DUY KẾ | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(2000) | * Căn cứ pháp lý và phân tích tình hình phục vụ hành khách, hành lý có liên quan đến việc nghiên cứu xây dựng quy trình phục vụ hành khách, hành lý tại nhà ga hàng không của VNA:
– Các văn bản khuyến cáo của ICAO, IATA, … – Các văn bản pháp quy của Cục, TCT, cụm Cảng hàng không. – Khảo sát, phân tích tình hình phục vụ hành khách, hành lý tại các nhà ga hàng không. – Nghiên cứu các quy trình phục vụ hành khách, hành lý của các cơ quan đơn vị có liên quan đến công tác phục vụ hành khách, hành lý tại nhà ga hàng không. – Nghiên cứu quy trình phục vụ hành khách, hành lý tại nhà ga của một số hàng hàng không trong khu vực và thế giới. * Xây dựng quy trình phục vụ hành khách, hành lý tại nhà ga hàng không của VNA – Quy trình phục vụ hành khách, hành lý đi tại nhà ga quốc tế, nội địa / Quy trình phục vụ hành khách, hành lý đi tại nhà ga quốc tế, nội địa / Quy trình phục vụ hành khách, hành lý nối chuyến tại nhà ga quốc tế, nội địa / Quy trình phục vụ hành khách, hành lý quá cảnh tại nhà ga quốc tế, nội địa. * Một số kết luận và kiến nghị. |
12 tháng. Đề tài đã được nghiệm thu cấp TCT. Loại ĐẠT.Những người tham gia thực hiện:
Nguyễn Kim Hải – Ban Dịch vụ thị trường Phạm Ngọc Vui – OCC Nội Bài Nguyễn Ngọc Long – Ban Điều hành bay Bùi Văn Úy – Lê Thanh Hương – XN TMMĐ TSN Nguyễn Thị Hòa – Trương Thu Thủy – XN TMMĐ Nội Bài Nguyễn Quốc Động – Vũ Công Dũng – Phạm văn Tới – Trần Thị Kim Cúc – Viện KHHK. |
|||
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHO VẬT TƯ PHỤ TÙNG TRANG THIẾT BỊ MẶT ĐẤT VÀ CÁC GIẢI PHÁP TỐI ƯU HÓA MỨC DỰ TRỮ KHO ÁP DỤNG TẠI XÍ NGHIỆP THƯƠNG MẠI MẶT ĐẤT NỘI BÀITRẦN VĂN KIẾM | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(2000) | * Khai thác trong mọi điều kiện thời tiết:
– Phương thức tiếp cận, cất hạ cánh, tiếp cận hụt với tầm nhìn hạn chế, đảm bảo an toàn bay. – Những điều kiện cần thiết để khai thác Cat II/III / Chương trình đào tạo cho tổ bay và nhân viên khai thác Cat II/III. – Chương trình bảo dưỡng./ Thiết bị tối thiểu cần lắp đặt trên máy bay và sân bay / Khai thác trong điều kiện giảm phân cách cao: – Điều kiện bắt buộc để được phê chuẩn khai thác trong vùng RVSM đối với máy bay và nhà khai thác. – Chương trình bảo dưỡng, kiểm tra, giám sát của các nhà khai thác phải phù hợp và đạt tiêu chuẩn quy định của nhà chức trách hàng không. – Danh mục các thiết bị tối thiểu khai thác máy bay trong vùng RVSM. – Chương trình đào tạo, huấn luyện cụ thể, các quy định, thủ tục khai thác trong vùng RVSM đối với tổ bay và nhân viên khai thác. * Hướng dẫn về trọng lượng và cân bằng cho các máy bay / Những yếu tố ảnh hưởng đến trọng tâm, trọng tải. – Các quy định, nguyên tắc chung về trọng lượng và cân bằng / Phương pháp xác định trọng lượng và cân bằng máy bay / Các giới hạn và thông số về trọng lượng và cân bằng máy bay. |
12 tháng. Đề tài đã được nghiệm thu cấp TCT. Loại ĐẠT. Một số nội dung biên soạn đã được Cục HKDD VN phê chuẩn đưa vào sử dụng trong thực tế.Những người tham gia thực hiện:
Vũ Đình Trới – Phạm Xuân Thịnh – Nguyễn Thiện Bút – Ban Điều hành bay, TCT HKVN Trần Quang Châu – Lương Khánh Hưng – Viện KHHK
|
|||
NGHIÊN CỨU HỢP LÝ HÓA QUY TRÌNH PHỤC VỤ KỸ THUẬT SÂN ĐỖ CHO CÁC MÁY BAY CỦA VNA ĐI VÀ ĐẾN SÂN BAY NỘI BÀI VÀ TÂN SƠN NHẤTNGUYỄN QUANG BẢO | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(2000) | * Mở đầu – Cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu xây dựng quy trình phục vụ kỹ thuật sân đỗ cho các máy bay đi và đến.
* Khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phục vụ kỹ thuật sân đỗ * Hợp lý hóa quy trình phục vụ kỹ thuật sân đỗ. * Xây dựng quy trình phục vụ kỹ thuật san đỗ * Các kiến nghị . |
12 tháng. Đề tài đã được nghiệm thu cấp TCT. Loại ĐẠT.Những người tham gia thực hiện:
Nguyễn Hữu Đức – Ngô Trọng Thành – XN TMMĐ Nội Bài Phạm Ngọc Vui – Trung tâm OCC Nội Bài Nguyễn Quang Hùng – XN TMMĐ TSN Trần Văn Khảm – Cụm cảng HK miền Bắc Mai Thế Chiến – Ban KHCN Cục HKDD VN Trần Văn Hồng – Ban An toàn an ninh |
|||
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CHO KỸ THUẬT VIÊN, CÔNG NHÂN SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG MÁY BAYNGUYỄN TUẤN SƠN | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1999) | * Xác định các số liệu cần điều tra, khảo sát của Xí nghiệp sửa chữa máy bay A76.
* Tiến hành đo đạc, lấy mẫu phân tích tại phòng thí nghiệm. * Đánh giá hiện trạng của Xí nghiệp A76 về mặt an toàn vệ sinh lao động, tình hình sức khoẻ của công nhân, kỹ thuật viên sửa chữa máy bay. * Đề xuất các giải pháp kỹ thuật khả thi làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường làm việc. |
9 tháng. Đề tài đã được nghiệm. Loại KHÁ.Những người tham gia thực hiện:
Nguyễn Thị Trung – Viện Bảo hộ Lao động Nguyễn Châu Trung – Ngô Xuân Trường – Nguyễn Văn Bình – XN MB A76 Lê Việt Nga – Phạm Lâm Minh – Vũ Hồng Loan – Viện KHHK. |
|||
XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KHCN TRÊN MẠNG MÁY TÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY HKVNNGÔ KHÁNH VÂN | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(1999) | * Xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu về KHCN đặc trưng cho ngành HK bao gồm những thông tin tư liệu cần thiết.
* Xây dựng trang Web thông tin KHCN. * Xây dựng thiết kế chi tiết của phân hệ thông tin KHCN tại Trung tâm Thông tin- Tư vấn-Viện KHHK. * Tổ chức thử nghiệm hoạt động của phân hệ. * Kiến nghị để đưa hệ thống vào hoạt động. |
12 tháng. Đề tài đã được nghiệm thu cấp Tổng công ty. Loại ĐẠT.Những người tham gia thực hiện:
Hoàng Xuân Huê – Trung tâm QLB Nguyễn Bội Hồng Minh – Ban CNTT Trương Hà – Ban QLVT Lương Hoài Nam – Ban KHTT Nguyễn Việt Hùng – XNMB A76 Nguyễn Phương Dung – Nguyễn Quỳnh Hoa – Phạm Thị Minh Châu – Viện KHHK. |
|||
HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT ĐỘI BAY VIETNAM AIRLINESNGUYỄN QUỐC ĐỘNG | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(1999) | * Báo cáo phân tích:
– Xác định phương hướng quy mô của chương trình. – Phân tích giải quyết các vấn đề nghiệp vụ. * Xây dựng phần mềm. |
12 thángĐề tài đã được nghiệm thu loại ĐẠT. Phần mềm đã được Ban Kỹ thuật Tổng công ty áp dụng trong thực tế. | |||
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO BÀN KIỂM TRA THIẾT BỊ ĐIỆN CỦA MÁY BAY A320 VÀ F70NGUYỄN QUỐC ĐỘNG | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(1999) | * Xây dựng bản báo cáo phân tích và thiết kế:
– Nghiên cứu các hướng dẫn trong tài liệu CMM và CMMM về các quy trình và phương pháp kiểm tra đơn lẻ. – Xây dựng quy trình kiểm tra tổng hợp của bàn kiểm tra từ các quy trình đơn lẻ. – Thiết kế mạch đo tổng hợp của bàn. – Xây dựng danh mục các đồng hồ đo, dụng cụ chỉ thị và thông số kỹ thuật bắt buộc của các đồng hồ đo và dụng cụ chỉ thị. – Thiết kế các ổ đầu nối, giá gá lắp. – Xây dựng danh mục các nguồn nuôi, nguồn giả tạo tín hiệu, nguồn phát lệnh. – Thiết kế một số thiết bị đơn giản trong danh mục. * Chế tạo theo thiết kế / Chế tạo bàn / Chế tạo các thiết bị đơn giản. – Chế tạo các ổ đầu nối, giá gá lắp đặc biệt. – Lắp ráp tổng thể theo thiết kế / Thử nghiệm, hiệu chỉnh, sửa đổi. * Viết tài liệu hướng dẫn sử dụng và đào tạo sử dụng cho công nhân |
12 thángĐề tài đã được nghiệm thu cấp Tổng công ty. Loại ĐẠT.
Những người tham gia thực hiện: Nguyễn Việt Hùng – Đỗ Hồng Quang – Trần Minh Nghĩa – Hoàng Văn Thiệu – XN MB A76 Nguyễn Bùi Phong – Viện KHHK. |
|||
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC GIỜ BAY VÀ PHỤC VỤ HÀNH KHÁCH CỦA TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG VIỆT NAMNGUYỄN ĐÌNH ĐÀN | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(1999) | * Mở đầu.
* Phương pháp luận xây dựng định mức giờ bay và phục vụ hành khách của tiếp viên. * Xây dựng các định mức giờ bay và phục vụ hành khách của tiếp viên HKVN. * Kiểm tra, nhận xét và kiến nghị. |
9 tháng. Đề tài đã được dừng thực hiện.Những người tham gia thực hiện:
Hà Thị Thanh Hà – Vũ Quang Vinh – Nguyễn Đình Hùng – Đoàn Tiếp viên. |
|||
XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐẦU TƯ VÀ XDCB CỦA TCT HKVNNGUYỄN THANH TÙNG | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(1999) | * Khảo sát, phân tích, tổng hợp nhu cầu lưu trữ thông tin và nhu cầu xử lý.
* Xây dựng phần mềm quản lý dự án đầu tư và XDCB của TCT trên cơ sở các thiết kế đã xây dựng. * Nhập dữ liệu, thử nghiệm, hiệu chỉnh, hoàn chỉnh phần mềm. * Viết tài liệu hướng dẫn sử dụng, cài đặt và đào tạo sử dụng. |
6 tháng. Đề tài đã được nghiệm thu cấp TCT. Loại ĐẠT. Phần mềm đã được Ban KHĐT Tổng công ty áp dụng trong hoạt động thực tế.Những người tham gia thực hiện:
Phạm Việt Hưng – Nguyễn Quế Anh – Ban KHĐT, TCT HKVN Bùi Duy Kế – Nguyễn Thị Quỳnh Hoa – Trần Thi Kim Cúc – Viện KHHK. |
|||
NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VI SINH VẬT ĐẾN CHẤT LƯỢNG NHIÊN LIỆI PHẢN LỰC HÀNG KHÔNG, HỆ THỐNG LỌC NHIÊN LIỆU CỦA MÁY BAY VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤCNGUYỄN TUẤN SƠN | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(1999) | * Xác định các chủng loại vi sinh vật có mặt trong nhiên liệu phản lực hàng không ở khác khu vực miền Bắc, Trung, Nam trong các điều kiện khí hậu thời tiết khác nhau.
* Xác định ảnh hưởng của vi sinh vật đến một số chỉ tiêu chất lượng có liên quan. * Xác định ảnh hưởng của vi sinh vật đến thời gian sử dụng lõi lọc trên máy bay. * Đánh giá hiệu quả của các biện pháp đang áp dụng ở TCT để hạn chế hoạt động của vi sinh vật trong nhiên liệu tại thùng chứa của máy bay. Xác định tỷ lệ sử dụng chất diệt khuẩn hữu hiệu nhất. * Những biện pháp khắc phục sự thay đổi chất lượng do vi sinh vật gây ra trong quá trình sử dụng nhiên liệu. |
18 tháng. Đề tài đã được nghiệm thu cấp TCT. Loại ĐẠT.Những người tham gia thực hiện:
Ngô Văn Minh – Ban An toàn an ninh Vũ Bích Hương – Ban ĐBCL Nguyễn Văn Khải – VINAPCO Lại Thúy Hiền – Viện Công nghệ sinh học Nguyễn Việt Hùng – XN MB A76.
|
|||
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VIỆC CHẬM, HUỶ CHUYẾN BAY NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ HÀNH KHÁCH, ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ KHAI THÁC BAY CỦA VIETNAM AIRLINESTRẦN QUANG CHÂU | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(1999) | * Mở đầu: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu việc chậm huỷ chuyến bay.
* Khảo sát điều tra thực tế việc chậm, huỷ chuyến bay của Vietnam Airlines. * Phân tích đánh giá nguyên nhân việc chậm, huỷ chuyến bay của Vietnam Airlines. * Các giải pháp khắc phục việc chậm, huỷ chuyến bay của Vietnam Airlines. * Kết luận và kiến nghị. |
12 tháng. Đề tài đã được nghiệm thu cấp TCT. Loại ĐẠT.Những người tham gia thực hiện:
Phạm Văn Tới – Viện KHHK Nguyễn Văn Ba – Ban An toàn an nin Lê Ngọc Long – Ban Điều hành bay Nguyễn Quốc Tuấn – Ban KHTT Nguyễn Minh Hà – Ban Dịch vụ hành khách Nguyễn Đức Thịnh – Ban Kỹ thuật |
|||
NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO DƯỠNG MÁY BAY THƯƠNG MẠI CỦA TỔNG CÔNG TY HKVN ĐÁP ỨNG CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾNGUYỄN ĐỨC TÂM | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1998) | * Khái quát về công nghệ bảo dưỡng máy bay thế hệ mới của một số nước trên thế giới và trong khu vực:
– Hệ thống luật lệ, quy chế hàng không của thế giới, tính đồng nhất và những đặc thù riêng / Các mô hình điển hình của khu vực và thế giới. * Khảo sát hiện trạng về tình hình công nghệ bảo dưỡng và hệ thống điều hành bảo dưỡng của Tổng công ty HKVN: – Môi trường pháp lý hiện tại./ Tình hình bảo dưỡng: Cơ sở, nhà xưởng, mô hình tổ chức, con người, các quy trình kỹ thuật – So sánh trình độ công nghệ bảo dưỡng tại Việt Nam và thế giới. * Các yếu tố chính để tiếp cận với công nghệ bảo dưỡng và chuyển giao công nghệ bảo dưỡng: – Cơ sở pháp lý, mối quan hệ hữu cơ giữa cơ sở sản xuất và nhà chức trách thông qua các luật, các quy chế. – Mô hình tổ chức quản lý kỹ thuật phù hợp với các yếu tố khách quan và chủ quan để tiếp thu công nghệ mới. – Đội ngũ nhân viên kỹ thuật / Cơ sở hạ tầng (văn phòng làm việc, hanga, nhà xưỡng, kho tàng…) – Hệ thống thông tin quản trị dữ liệu, phân tích những điểm mạnh của hệ thống thông tin. – Quy trình bảo dưỡng / Quản lý chi phí kỹ thuật. * Các bước đi để đạt được mục tiêu / Mục tiêu cơ bản và các yếu tố pháp lý cần đạt được, – Nguồn lực để đạt được mục tiêu cơ bản / Các bước đi cụ thể để triển khai áp dụng công nghệ mới trong hoạt động bảo dưỡng. |
24 tháng.Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại ĐẠT. | |||
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOÀI CHIM ĐẾN HOẠT ĐỘNG BAY TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ NỘI BÀI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤCNGUYỄN HỒNG HẢI | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1998) | * Tổng quan về điều kiện tự nhiên, xã hội của cảng hàng không quốc tế Nội Bài và khu vực phụ cận
* Thu thập các số liệu có liên quan đến các loài chim di cư và chim bản địa vùng Bắc Việt Nam, ảnh hưởng của chim đến hoạt động bay. * Điều tra thống kê số liệu về chủng loại, số lượng, thời điểm, khoảng thời gian và các đặc tính hoạt động của các loài chim ở khu vực phụ cận Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. * Các phương pháp xua đuổi chim hiện nay đang áp dụng tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Phân tích các ưu, nhược điểm. * Đề xuất các giải pháp khắc phục dựa trên các đặc điểm sinh học và môi trường có kết hợp các phương pháp cổ truyền. Định hướng chính của giải pháp là xua chim khỏi khu vực quy định. * Thử nghiệm các giải pháp trên hiện trường. * Đánh giá các giải pháp đã được thử nghiệm trong thực tế và đề xuất các kiến nghị nhằm bảo tồn cảnh quan môi sinh nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho các hoạt động của ngành hàng không. |
24 thángĐề tài đã được nghiệm thu.Loại KHÁ. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được áp dụng trong thực tế.
|
|||
QUY CHẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC CÁC CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG THUỘC NGÀNH HKDD VNNGUYỄN TUẤN SƠN | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1998) | Chương 1- Những quy định chung.
Chương 2 – Quản lý công tác bảo vệ môi trường trong ngành HKDD. Chương 3 – Các yêu cầu đối với tàu bay, các phương tiện vận chuyển và thiết bị mặt đất. Chương 4 – Bảo vệ môi trường trong các hoạt động HKDD. Chương 5 – Thanh tra, khen thưởng, xử phạt vi phạm. Chương 6 – Điều khoản thi hành. Hệ thống các phụ lục: Danh mục các tài liệu pháp luật về bảo vệ môi trường; Phương pháp đánh giá và tiêu chuẩn cho phép đối với độ ồn của máy bay; Phương pháp đánh giá và tiêu chuẩn cho phép đối với nồng độ khí phát thải của máy bay; Một số tiêu chuẩn Việt Nam có liên quan đến các thiết bị sử dụng trong ngành HKDD; Các tiêu chuẩn Nhà nước về các chất thải có liên quan đến hoạt động của ngành HKDD. |
12 thángQuy chế đã được Cục HKDD VN ban hành. | |||
ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH HKDDVNLƯƠNG NGUYỄN KHÁNH HƯNG | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1998) | – Tình hình triển khai nghiên cứu và tổ chức đánh giá trình độ công nghệ ở VN. Các vấn đề phương pháp luận, kinh nghiệm tổ chức và kết quả đạt được trong những năm qua.
– Tổng quan về các phương pháp đánh giá trình độ công nghệ hiện nay và đề xuất phương pháp thích hợp cho việc đánh giá trình độ công nghệ vận tải hàng không. – Xây dựng một số chỉ tiêu đặc trưng trình độ công nghệ vận tải HK trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đánh giá trình độ công nghệ do Bộ KHCN&MT ban hành. – Tổ chức đánh giá thử nghiệm trình độ công nghệ vận tải hàng không của Hãng HKQG Việt Nam trong năm 1998. – Kết luận và kiến nghị. |
24 thángĐề tài đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại KHÁ. | |||
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC -CÔNG NGHỆ NGÀNH HKDDVN ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020ĐÀO MẠNH NHƯƠNG | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1997) | * Những vấn đề chung về KH – CN của ngành HKDD VN.
* Thực trạng KH – CN của ngành HKDD VN. * Những quan điểm cơ bản và mục tiêu chiến lược phát triển KH – CN ngành HKDD VN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. * Những nội dung chiến lược phát triển KH – CN cuả ngành HKDD VN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. * Các giải pháp và kế hoạch hành động. * Kết luận và kiến nghị. |
24 tháng. Đề tài được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt kết quả loại ĐẠT. |
|||
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ CHO VIỆC THỐNG NHẤT HÓA HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUY TRÌNH, QUY PHẠM XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNGPHAN ANH VÂN | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1997) | * Phần mở đầu: Một số khái niệm và thuật ngữ công trình hàng không.
* Khái lược về một số TCQTQP xây dựng công trình hàng không trong nước và trên thế giới. * Cơ sở khoa học xây dựng hệ thống TCQTQP công trình HKDD VN. * Xây dựng danh mục hệ thống TCQTQP công trình HKDD VN. * Kế hoạch biên soạn và dự án / Công tác quản lý/ Kết luận. |
24 thángĐề tài đã được nghiệm thu. Loại KHÁ.
|
|||
QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI NGÀNH HKDDVNMAI THẾ CHIẾN | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1997) | * Những quy định chung.
* Xây dựng kế hoạch và thẩm định thuyết minh đề tài. * Tổ chức thực hiện các đề tài / Đánh giá nghiệm thu các đề tài, chương trình. * Khen thưởng và xử lý vi phạm. * Điều khoản cuối cùng. |
6 thángQuy chế đã được Cục trưởng Cục HKDDVN ký ban hành. | |||
TIÊU CHUẨN THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG SÂN BAY DÂN DỤNGPHẠM VĂN TỚI | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1997) | * Những quy định chung.
* Tiêu chuẩn chất lượng vật liệu / Tiêu chuẩn thi công. * Công tác kiểm tra chất lượng và nghiệm thu sản phẩm mặt đường bê tông xi măng sân bay dân dụng. * An toàn lao động / Các phụ lục |
12 thángNhiệm vụ đã báo cáo tổng kết | |||
QUY TRÌNH DUY TU BẢO QUẢN SÂN BAY DÂN DỤNGPHẠM VĂN TỚI | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1997) | * Những quy định chung.
* Chức năng và nhiệm vụ duy tu – bảo quản sân bay dân dụng. * Thực hành duy tu / Tổ chức lập kế hoạch duy tu – bảo quản sân bay dân dụng. * Công tác quản lý sân bay dân dụng. * An toàn khai thác sân bay và an toàn lao động. / Các phụ lục. |
12 thángQuy trình đã được soạn thảo xong | |||
NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG KHÍ HẬU SÂN BAY QT ĐÀ NẴNG VÀ KHU VỰC LÂN CẬN, XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁONGUYỄN BÁ QUÂN | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1997) | * Thu thập số liệu cơ bản về khí hậu hàng không của trạm quan trắc khí tượng Sân bay Đà Nẵng, trạm quan trắc khí tượng Thành phố Đà Nẵng, trạm cao không.
* Sưu tầm và tham khảo các phương pháp nghiên cứu đánh giá khí hậu hàng không tại sân bay. * Phân tích ảnh hưởng của thời tiết đến hoạt động bay tại Sân bay Đà Nẵng. * Trên cơ sở chuỗi thống kê số liệu tại Sân bay Đà Nẵng và vùng phụ cận xác định đặc trưng thống kê khí hậu hàng không tại Sân bay Đà Nẵng. Phân tích các thuận lợi và khó khăn của từng yếu tố đối với hoạt động bay tại Sân bay Đà Nẵng. * Đề xuất các biện pháp khai thác tài nguyên trong các hoạt động của sân bay. |
12 thángĐề tài đã được nghiệm thu. Loại KHÁ. | |||
NGHIÊN CỨU CÔNG ƯỚC GENEVA 1948 VỀ VIỆC CÔNG NHẬN QUỐC TẾ CÁC QUYỀN ĐỐI VỚI TÀU BAY VÀ VIỆC ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÀNH HKDDVNNGÔ HUY CƯƠNG | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1997) | * Nghiên cứu các quy định của Công ước Geneva 1948 đặc biệt là nội dung các giao dịch, các quyền và lợi ích được Công ước thừa nhận và bảo vệ.
* Nghiên cứu các vấn đề mà Công ước Geneva 1948 đặt ra đối với hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống các văn bản pháp luật trong lĩnh vực hàng không nói riêng; kinh nghiệm và thực tiiễn các nước trong việc xử lý. * Nghiên cứu các hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh của các Hãng hàng không có liên quan đến quy định của Công ước Geneva1948. * Đề xuất các biện pháp nhằm áp dụng đúng đắn các quy định của Công ước Geneva 1948 cho phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế đồng thời đảm bảo lợi ích của các Hàng HKVN nói riêng và lợi ích của Nhà nước VN nói chung. |
12 thángĐề tài dừng thực hiện. | |||
XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ TRONG KHỐI CƠ QUAN CỤC HKDDVNDOÃN KHẮC MẠNH | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1997) | * Xây dựng tổng quan về lý luận và thực tiễn xây dựng hệ thống thông tin quản lý nói chung, trong ngành Hàng không và khối cơ quan Cục HKDD VN nói riêng.
* Phân tích thực trạng của hệ thống thông tin quản lý trong ngành và trong khối cơ quan Cục hiện nay. * Đánh giá xu thế phát triển của công tác quản lý ngành HKDD VN trong giai đoạn từ nay đến năm 2010. * Xác định các yêu cầu đặt ra đối với hệ thống thông tin quản lý trong ngành và trong khối cơ quan Cục HKDD VN. * Nghiên cứu đề xuất mô hình hệ thống thông tin quản lý trong khối cơ quan Cục HKDD VN. * Nghiên cứu các đảm bảo cần thiết mọi mặt nhằm triển khai mô hình này. * Kiến nghị những vấn đề có liên quan. |
12 thángĐề tài đã được nghiệm thu. Loại KHÁ. | |||
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN KHAI THÁC THẤP NHẤT CỦA SÂN BAY VÀ ÁP DỤNG CỤ THỂ CHO CÁC SÂN BAY CÓ HOẠT ĐỘNG BAY DÂN DỤNGBÙI VĂN VÕ | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1997) | * Các ký hiệu và chữ viết tắt / Các định nghĩa liên quan.
* Phân loại máy bay. * Các quy định chung / Các yêu cầu về trang thiết bị và các dịch vụ khác liên quan tại sân bay. * Các yêu cầu về máy bay và tổ bay. * Phương pháp xác định tiêu chuẩn cho cất cánh. * Các quy định về quan hệ giữa nhà chức trách sân bay và cơ quan KSKL. * Thủ tục chấp thuận và công bố áp dụng các tiêu chuẩn khai thác thấp nhất của từng sân bay có hoạt động HKDD tại Việt Nam. * Sửa đổi, bổ sung các phương thức bay bằng mắt và bằng khí tài cho ba sân bay quốc tế tại Đà Nẵng, Nội Bài và Tân Sơn Nhất. * Xác định cụ thể tiêu chuẩn khai thác thấp nhất cho ba sân bay quốc tế Đà Nẵng, Nội Bài, Tân Sơn Nhất. |
12 thángĐề tài đã được nghiệm thu. Loại KHÁ. | |||
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TCT HKVNDƯƠNG THẮNG LỢI | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(1997) | * Lý luận chung về phát triển nguồn nhân lực và kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các Hãng hàng không trong khu vực và thế giới.
* Thực trạng về nguồn nhân lực trong TCT HKVN. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trong TCT HKVN. * Quan điểm mục tiêu và định hướng phát triển nguồn nhân lực trong TCT HKVN. * Các chính sách và giải pháp lớn để phát triển nguồn nhân lực TCT HKVN đến năm 2010. * Kết luận |
12 thángĐề tài đã được nghiệm thu. Loại ĐẠT. | |||
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KINH DOANH KHÁCH SẠN, DU LỊCH ĐỂ ĐA DẠNG HÓA LĨNH VỰC KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY HKVNVŨ CÔNG DŨNG | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(1997) | * Cơ sở khoa học cho việc tổ chức kinh doanh du lịch trong hoạt động hàng không:
– Những khái niệm cơ bản về kinh doanh du lịch / Những khái niệm cơ bản về kinh doanh dịch vụ hàng không. – Mối quan hệ giữa kinh doanh du lịch và kinh doanh dịch vụ HK. * Kinh doanh du lịch là một tất yếu đối với TCT HKVN để phát triển và góp phần thúc đẩy du lịch Việt Nam: – Thực trạng kinh doanh du lịch Việt Nam hiện nay / Thực trạng và khả năng khai thác khách của TCT HKVN trong vòng 5 năm qua. – Một số kinh nghiệm của các Hàng hàng không trong việc kinh doanh du lịch. – Khả năng tham gia kinh doanh du lịch của TCT HKVN. * Xây dựng phương án thành lập công ty du lịch của TCT HKVN: – Quan điểm mục tiêu về kinh đoanh du lịch của TCT HKVN. – Xây dựng phương án thành lập công ty du lịch của TCT HKVN / Một số đề xuất kiến nghị. |
9 thángĐề tài đã được nghiệm thu. Đạt loại KHÁ. | |||
XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ – TỔ CHỨC, THƯƠNG MẠI THỊ TRƯỜNG VÀ KHCN ĐÁP ỨNG NHU CẦU THÔNG TIN CỦA TCT HKVNNGUYỄN QUỐC ĐỘNG | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(1997) | * Báo cáo phân tích tổng hợp:
– Căn cứ pháp lý để xây dựng hệ thống thông tin của TCT HKVN. – Đánh giá phân tích hiện trạng thực tế hệ thống thông tin của TCT HKVN. – Căn cứ khoa học để xây dựng hệ thống thông tin quản lý. * Mô tả và thiết kế hệ thống thông tin quản lý – tổ chức, thương mại – thị trường và KHCN của TCT HKVN: – Mô tả các phân hệ thông tin của hệ thống / Mô hình hệ thống thông tin và các thiết kế sơ bộ. * Hệ thống các dự án / Dự án khả thi “Trung tâm dữ liệu”. – Dự án khả thi “Tin học hóa hệ thông thông tin cơ quan lãnh đạo TCT HKVN”. – Khuyến cáo về hệ thống thông tin cho các đơn vị thành viên./ Những kiến nghị: – Đề xuất biện pháp tổ chức hành chính. – Đề xuất các quy định, quy chế, quy phạm TCT cần ban hành để phục vụ cho quy trình thu thập, xử lý, truy xuất, cập nhật thông tin của hệ thống. – Đề xuất về nguồn vốn / Đề xuất quy mô tiến hành các bước. |
24 thángĐề tài đã được nghiệm thu. Đạt loại KHÁ. | |||
TÀI LIỆU DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU VÀ TÀI LIỆU KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG MÁY BAY F-70NGUYỄN ĐỨC THỊNH | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(1997) | Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuạt tối thiểu để cất cánh:
* Khái quát chung / Tập danh mục: – Mục đích / Định nghĩa và chú giải. – Cách trình bày / Quy trình xử lý khi bay./ Quy trình xử lý mặt đất. |
6 thángTiêu chuẩn đã được Cục trưởng Cục HKDDVN phê chuẩn và ban hành | |||
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐIỀU HÀNH BẢO DƯỠNGNGUYỄN NGỌC TRỌNG | TCTy HK VN – Viện Khoa học HK(1997) | * Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc biên soạn Tài liệu hướng dẫn điều hành bảo dưỡng.
* Các nội dung chính: – Tổ chức và điều hành kỹ thuật. – Quy trình bảo dưỡng cho Hàng HKQG VN. – Quy trình đảm bảo chất lượng. – Giao dịch với các đối tác khác. – Hệ thống phụ lục, mẫu biểu. * Các kết luận và kiến nghị |
10 thángĐã xây dựng xong Tài liệu hướng dẫn điều hành bảo dưỡng. | |||
NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN DẪN ĐƯỜNG VÀ GIÁM SÁT BẰNG VỆ TINH TRONG NGÀNH HKDDVNHOÀNG XUÂN HUÊ | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1996) | * Tổng quan về kỹ thuật thông tin, dẫn đường, giám sát, quản lý điều hành bay và kỹ thuật điện tử, đặc thiết trên máy bay.
* Khảo sát đánh giá thực trạng về kỹ thuật công nghệ và tổ chức quản lý không lưu, công nghệ điện tử HK. * Phân tích tính kinh tế kỹ thuật, tính khả thi của quá trình hiện đại hóa ngành HKDDVN: – Theo công nghệ hiện tại / Theo công nghệ vệ tinh. * Xác định các phương án lựa chọn (ứng dụng, tiếp thu, chuyển giao công nghệ mới). * Phân tích đánh giá so sánh độ tin cậy và độ an toàn của hệ thống CNS/ATM sử dụng công nghệ vệ tinh so với hệ thống hiện tại. * Xây dựng thiết kế hệ thống, xác định các thông số kinh tế kỹ thuật cơ bản của hệ thống CNS/ATM mới của VN. * Xây dựng mô hình và tổ chức thử nghiệm , kiểm tra các thông số kỹ thuật chính của hệ thống, xác định tính khả thi của thiết kế hệ thống. * Hoạch định quy mô và tiến độ thực hiện chuyển đổi. * Xây dựng quy trình và quản lý khai thác hệ thống. * Đề xuất các giải pháp về mặt quản lý nhà nước và SX-KD của ngành HKVN khi thực hiện chương trình kỹ thuật công nghệ CNS/ATM mới. |
12 tháng. Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước đánh giá đạt kết quả loại XUẤT SẮC. |
|||
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC THỐNG NHẤT HÓA TIÊU CHUẨN QUY TRÌNH QUY PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG KỸ THUẬT MÁY BAY HKDD PHÙ HỢP VỚI THÔNG LỆ QUỐC TẾTRẦN MẠNH TIẾP | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1996) | * Thu thập tài liệu nghiên cứu.
* Khảo sát hệ thống hóa các tiêu chuẩn quy trình quy phạm hiện hành. So sánh đánh giá với trình độ chung của khu vực và thế giới. * Từ các kết quả so sánh, đánh giá đưa ra các đề xuất đối với hệ thống tiêu chuẩn hiện hành để phân loại chúng trên các mức độ. * Nghiên cứu xác định mục tiêu, phạm vi đối tượng cụ thể trong hoạt động kỹ thuật máy bay dân dụng. * Nghiên cứu xây dựng danh mục và cấp hạng tiêu chuẩn cần ban hành trong hoạt động kỹ thuật máy bay dân dụng. * Kế hoạch chi tiết việc xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn quy trình quy phạm cho hoạt động kỹ thuật máy bay dân dụng đảm bảo các yêu cầu thống nhất và phù hợp với các tiêu chuẩn khu vực và thế giới. |
24 thángĐề tài đã được nghiệm thu. Loại KHÁ. | |||
TIÊU CHUẨN AN TOÀN KỸ THUẬT TỐI THIỂU ĐỐI VỚI TRANG THIẾT BỊ MẶT ĐẤT HKDDPHAN THÀNH BẢO | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1996) | * Quy định chung.
* Những yêu cầu cơ bản đối với trang thiết bị mặt đất (TTBMĐ) HKVN. * Yêu cầu an toàn kỹ thuật đối với từng loại TTBMĐ HKVN. |
12 thángTiêu chuẩn đã được Cục HKDD VN ban hành. | |||
CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ NHỮNG YẾU TỐ CHỦ YẾU CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH HKDDVN ĐẾN NĂM 2020ĐÀO MẠNH NHƯƠNG | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1996) | * Tổng quan về lý luận và thực tiễn xây dựng chiến lược phát triển nói chung, ngành HKDDVN và các lĩnh vực của nó nói riêng.
* Kiến nghị phương pháp luận xây dựng chiến lược phát triển ngành HKDDVN. * Phân tích thực trạng Ngành HKDDVN trong giai đoạn 1990 -1996. * Đánh giá xu thế phát triển của Ngành HKDDVN và các yếu tố chủ yếu của nó đến năm 2020 và đề ra các giải pháp chiến lược đồng bộ. * Kiến nghị những vấn đề có liên quan. |
14 thángĐề tài đã được nghiệm thu. Loại ĐẠT. | |||
NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRONG VẬN TẢI HKDDLẠI XUÂN THANH | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1996) | * Tổng quan về hệ thống pháp lý quản lý hoạt động thương mại trong vận tải hàng không trên thế giới:
– Công ước Chicago và hệ thống các hiệp ước đa phương điều tiết vận tải hàng không quốc tế. – Hệ thống pháp luật điều tiết vận tải hàng không của EU, Mỹ và một số nước trong khu vực. – Điều tiết vận tải hàng không trong khuôn khổ ASEAN. – Vai trò IATA trong điều tiết vận tải HK quốc tế. * Thực trạng hệ thống pháp luật quản lý hoạt động thương mại trong vận tải hàng không tại Việt Nam: – Vai trò của ngành vận tải của HKVN và xu hướng phát triển của thị trường vận tải hàng không. – Hệ thống pháp luật hiện hành của Việt nam điều tiết vận tải thương mại hàng không. – Hệ thống hiệp định chính phủ về vận tải thương mại hàng không của Việt nam với nước ngoài. * Xây dựng hệ thống pháp luật điều tiết vận tải thương mại hàng không tại Việt Nam : – Chính sách không tải của Việt nam trong xu thế hội nhập với quốc tế. – Xây dựng khung hệ thống văn bản dưới luật điều tiết vận tải thương mại hàng không tại Việt Nam. |
18 thángĐề tài đã được nghiệm thu. Loại KHÁ. | |||
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG PHÍ, LỆ PHÍ TRONG NGÀNH HKDDLƯU THANH BÌNH | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1996) | * Lý luận chung về phí, lệ phí:
– Phí và lệ phí / Phí và lệ phí hàng không. * Đánh giá thực trạng phí và lệ phí hàng không: – Quy định của pháp luật về phí và lệ phí. – Hệ thống phí và lệ phí hàng không hiện nay. – Phí, lệ phí một số các nước trong khu vực và một số nước khác. – Nhận xét, nêu vấn đề cần giải quyết. * Phương pháp xây dựng, xác định phí, lệ phí hàng không: – Nguyên tắc chung để xây dựng mức thu phí, lệ phí. – Hệ thống phí, lệ phí đề nghị áp dụng. – Cơ chế quản lý thu / Cơ chế quản lý chi. * Đánh giá, kiến nghị, kết luận của đề tài. |
12 tháng* Đề tài đã nêu lên sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống phí, lệ phí trong ngành HKDD góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả hoạt động của ngành.
* Đề tài đã báo cáo tổng kết. |
|||
XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐẦU TƯ, XDCB TRONG NGÀNH HKDDVNNGUYỄN THANH HÀ | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1996) | * Khảo sát phân tích đánh giá hiện trạng công tác quản lý đầu tư và XDCB của Cục HKDD VN.
* Đưa ra các chỉ tiêu để xây dựng phần mềm. * Xây dựng đề xuất thiết kế hệ thống các trang thiết bị CNTT cần thiết của Ban KHĐT theo quy hoạch chung toàn ngành, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu hiện nay cũng như khả năng mở rộng trong tương lai. * Thiết kế và xây dựng hệ thống các phần mềm ứng dụng phục vụ các nhu cầu bức thiết trong quản lý đầu tư và XDCB của ngành. * Từng bước triển khai ứng dụng, xây dựng cơ sở dữ liệu về các dự án đầu tư và XDCB của ngành hoạt động theo quy trình CNTT, đáp ứng được yêu cầu đề ra. |
12 tháng* Xây dựng được phần mềm đáp ứng được yêu cầu quản lý dự án đầu tư và XDCB của Ban KHĐT Cục HKDD VN
* Đề tài được Hội đồng nghiệm thu cấp Ngành HKDD đánh giá đạt loại KHÁ. |
|||
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TỚI SỨC KHỎE CỦA KIỂM SOÁT VIÊN KHÔNG LƯU NHẰM ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN TRONG CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH BAYLÊ THẾ PHỔ | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1996) | * Đánh giá điều kiện môi trường lao động của KSV không lưu.
* Đánh giá mức độ gánh nặng thần kinh – tâm lý nghề nghiệp của KSV không lưu. * Đánh giá tác động tổng hợp của các yếu tố điều kiện lao động tới sức khoẻ của KSV không lưu. * Phát hiện các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ và chất lượng công việc điều hành bay. * Xây dựng và đề xuất các biện pháp phòng chống và hạn chế tác hại nghề nghiệp tới sức khoẻ và chất lượng hoạt động của KSV không lưu. |
12 thángĐề tài đã được nghiệm thu. Loại KHÁ. | |||
PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỂ THỜI TIẾT GÂY MƯA DÔNG Ở KHU VỰC SÂN BAY NỘI BÀI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN, XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁONGUYỄN ĐỨC CHÍNH | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1996) | * Thu thập và xử lý số liệu thống kê 5 năm từ 1990 – 1994.
* Phân loại các hình thể thời tiết có thế gây dông. * Tính tần suất xuất hiện dông trong từng hệ thống. * Chọn một số hình thể thời tiết đặc trưng chuẩn. * Xây dựng chỉ tiêu và phương pháp dự báo dông (về phạm vi, thời gian xuất hiện, cường độ và thời gian kéo dài) |
12 thángĐề tài đã được nghiệm thu. Loại KHÁ. | |||
PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO BÃO ẢNH HƯỞNG ĐẾN VÙNG THÔNG BÁO BAY HÀ NỘIPHAN BÁ HÙNG | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1996) | * Cấu trúc theo chiều nằm ngang của xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) – Xây dựng các profile của tốc độ gió theo bán kính trên các mực 850mb, 500mb và 200mb:
– Đối với XTNĐ trưởng thành (cấp 10-12)./ Đối với XTNĐ cấp thấp hơn (cấp 8-9). – Đối với áp thấp nhiệt đới. * Cấu trúc thẳng đứng của XTNĐ (xây dựng các mặt cắt thẳng đứng của tốc độ gió tiếp tuyến) : – Đối với XTNĐ trưởng thành (cấp 10-12)./ Đối với XTNĐ cấp thấp hơn (cấp 8-9). – Đối với áp thấp nhiệt đới. * Cấu trúc trường mây tương ứng (bán kính đĩa mây, sự phân loại theo cấp (category/số T): – Đối với XTNĐ trưởng thành (cấp 10-12) / Đối với XTNĐ cấp thấp hơn (cấp 8-9). – Đối với áp thấp nhiệt đới. * Trên cơ sơ rnhững hiểu biết về cấu trúc của trường các yếu tố khí tượng trong bão sẽ tiến hành thống kê vật lý để xây dựng các chỉ tiêu dự báo phạm vi của bão (kích thước ngang và thẳng đứng) ảnh hưởng đến vùng thông báo bay Hà nội. |
12 thángĐề tài đã được nghiệm thu. Loại KHÁ. | |||
TIÊU CHUẨN THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA KHU BAYPHAN ĐỨC TRẠCH | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1996) | * Quy định chung đối mặt đường bê tông nhựa sân bay.
* Yêu cầu về chất lượng vật liệu để sản xuất hỗn hợp bê tông nhựa sân bay. * Sản xuất hốn hợp bê tông nhựa sân bay. * Thi công mặt đường bê tông nhựa sân bay. * Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa sân bay. * An toàn lao động và vệ sinh môi trường. * Các phụ lục kèm theo. |
12 thángBiên soạn xong dự thảo Tiêu chuẩn. | |||
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐQTĐẶNG THẾ TRUYỀN | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK(1996) | 6 thángQuy chế đã được HĐQT ban hành. | ||||
QUY CHẾ TÀI CHÍNH CỦA TCT HKVNDƯƠNG MẠNH CƯỜNG | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK(1996) | 6 thángQuy chế đã được ban hành | ||||
QUY CHẾ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NỘI BỘLƯU XUÂN BÁCH | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK(1996) | 6 thángQuy chế đã được ban hành | ||||
QUY CHẾ ĐẦU TƯ VÀ XDCB TRONG TCT HKVNNGUYỄN TIẾN DŨNG | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK(1996) | 6 thángQuy chế đã được ban hành | ||||
QUY CHẾ QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TỔNG CÔNG TY HKVNTRẦN HỮU PHÚC | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK(1996) | 6 thángXong dự thảo Quy chế | ||||
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN KIỂM SOÁTĐỖ NGUYÊN KHOÁT | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK(1996) | 6 thángQuy chế đã được ban hành | ||||
QUY CHẾ BỔ NHIỆM MIỄN NHIỆM CỦA TỔNG CÔNG TY HKVNNGUYỄN QUỐC TRƯỞNG | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK(1996) | 6 thángQuy chế đã được ban hành | ||||
QUY CHẾ PHÂN CẤP QUẢN LÝ TRONG TCT HKVNNGUYỄN MẠNH HÙNG | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK(1996) | 6 thángXong dự thảo Quy chế | ||||
QUY CHẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ HOẠCH TRONG TCT HKVNNGUYỄN THỊ THANH VÂN | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK(1996) | 6 thángXong dự thảo Quy chế | ||||
QUY CHẾ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬTNGUYỄN ĐÌNH TĂNG | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK(1996) | 6 thángXong dự thảo Quy chế | ||||
QUY CHẾ QUẢN LÝ, KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH TẾNGUYỄN ĐÌNH TĂNG | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK(1996) | 6 thángQuy chế đã được ban hành | ||||
QUY CHẾ ĐẤU THẦU CỦA TCT HKVNHUỲNH NHẬT QUANG | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK(1996) | 6 thángXong dự thảo Quy chế | ||||
QUY CHẾ TRÍCH LẬP, SỬ DỤNG, QUẢN LÝ QUỸ KHEN THƯỞNG, PHÚC LỢILẠI ĐỨC VĨNH | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK(1996) | 6 thángQuy chế đã được ban hành | ||||
QUY CHẾ XÂY DỰNG VÀ PHÊ DUYỆT GIÁ TRONG TCT HKVNLÊ VĂN ĐÌNH | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK(1996) | 6 thángXong dự thảo Quy chế | ||||
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU- PHÁT TRIỂN KHCNPHẠM MINH CHÂU | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK(1996) | 6 thángXong dự thảo Quy chế | ||||
QUY CHẾ TRÍCH LẬP, QUẢN LÝ QUỸ NGHIÊN CỨU KHCN VÀ ĐÀO TẠO CỦA TCT HKVNVŨ ĐÌNH THỦY | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK(1996) | 6 thángXong dự thảo Quy chế | ||||
QUY CHẾ THÔNG TIN, THỐNG KÊ NỘI BỘ TCT HKVNTRẦN BÁ ÂN | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK
(1996) |
6 thángXong dự thảo Quy chế. | ||||
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH AN NINH HÀNG KHÔNG CỦA TCT HKVNHOÀNG DUY KHÁNH | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK
(1996) |
6 thángĐã báo cáo tổng kết. | ||||
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC ĐẶC THÙ TRONG XDCB CỦA TCT HKVNPHẠM VĂN TỚI | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK
(1996) |
6 thángĐã báo cáo tổng kết. | ||||
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA TCT HKVNPHAN ANH VÂN | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK
(1996) |
6 thángĐề tài đã được nghiệm thu. Loại KHÁ. | ||||
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC TIÊU THỤ NHIÊN LIỆU BAY, DẦU ĐỘNG CƠ MÁY BAY VÀ DẦU THỦY LỰCĐỖ XUÂN HIỆP | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK
(1996) |
6 thángNhiệm vụ đã báo cáo tổng kết | ||||
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ ĐỊNH MỨC DỊCH VỤ TRÊN KHÔNG CHỦ YẾUTRƯƠNG VIỆT CƯỜNG | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK
(1996) |
6 thángĐã báo cáo tổng kết. | ||||
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC VẬT TƯ, PHỤ TÙNG BẢO ĐẢM KỸ THUẬT KHAI THÁC MÁY BAYNGUYỄN VĂN QUÍ | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK
(1996) |
6 thángĐề tài đã báo cáo tổng kết. | ||||
CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH QUẢN LÝ GIÁ CƯỚCCAO ANH TUẤN | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK
(1996) |
* Thống nhất cách thức quản lý giá / Thống nhất mẫu bảng giá.
* Lưu trữ thông tin về các mức giá và triển khai giá, điều kiện áp dụng cho các loại giá sau. * Xây dựng bảng giá / Đánh giá kết quả sử dụng. * Chương trình có khả năng liên kết với những chương trình khác: RAS, AGENT, YMS |
12 thángĐề tài dừng thực hiện | |||
CHƯƠNG TRÌNH THU THẬP VÀ QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐẶT GIỮ CHỖĐỖ MẠNH HÙNG | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK
(1996) |
* Những vấn đề chung của chương trình thu thập, xử lý thông tin đặt giữ chỗ.
* Thu thập, lưu trữ thông tin / Xử lý thông tin. * Xây dựng chương trình máy tính. |
12 thángĐề tài dừng thực hiện | |||
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ HIỆU CHUẨN CÁC THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG CỦA HÃNG HKQGLÊ VIẾT ĐÔNG | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK
(1996) |
* Nghiên cứu tổng quan về các mô hình quản lý đo lường.
* Xây dựng hệ thống thống nhất hóa về các biện pháp tổ chức – kỹ thuật, cán bộ, mã hóa và các hồ sơ bảng biểu, mẫu báo cáo. * Xây dựng chương trình quản lý thiết bị đo trên máy PC. * Phân tích tổng quan các phương pháp hiệu chuẩn thiết bị đo. * Xây dựng chương trình hiệu chuẩn thiết bị đo trên máy PC. * Kết luận và những đánh giá kiến nghị. |
12 thángĐề tài đã được nghiệm thu. Loại KHÁ. | |||
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẬC THỢ KỸ THUẬT MÁY BAYLÊ VIẾT ĐÔNG | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK
(1996) |
* Xây dựng tiêu chuẩn chung.
* Xây dựng tiêu chuẩn bậc thợ cho nhân viên chuyên ngành cơ giới máy bay. * Xây dựng tiêu chuẩn bậc thợ cho nhân viên chuyên ngành điện máy bay. * Xây dựng tiêu chuẩn bậc thợ cho nhân viên chuyên ngành đồng hồ máy bay. * Xây dựng tiêu chuẩn bậc thợ cho nhân viên chuyên ngành vô tuyến và rada máy bay. |
12 thángĐề tài dừng thực hiện | |||
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐIỀU LỆ KỸ THUẬT XĂNG DẦUTRẦN MINH | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK
(1996) |
* Quy định chung / Lấy mẫu và kiểm nghiệm.
* Yêu cầu kỹ thuật kho xăng dầu HK. * Yêu cầu kỹ thuật phương tiện vận chuyển. * Yêu cầu kỹ thuật phương tiện tra nạp nhiên liệu. * Cấp phát và vận chuyển nhiên liệu hàng không. * Kiểm soát chất lượng nhiên liệu. * Tra nạp nhiên liệu / Thống kê huấn luyện an toàn lao động. * Các phụ lục. |
10 thángBiên soạn xong dự thảo Điều lệ. | |||
TỪ ĐIỂN ANH – VIỆT KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI HÀNG KHÔNGNGUYỄN HUY HIỆU | TCTy HKVN – Viện Khoa học HK
(1996) |
* Thu thập tài liệu tiếng Anh có liên quan đến hoạt động kỹ thuật – thương mại hàng không.
* Xây dựng các danh mục cần soạn thảo. * Phân chia lĩnh vực kinh tế và thương mại theo ngành hẹp và tiến hành soạn thảo. * Lập trình trên máy tính để truy nhập số liệu ngôn ngữ và giải thích nghĩa tiếng Việt. * Tổng hợp tài liệu thành quyển. * Hiệu đính, sửa chữa và đưa vào ứng dụng. |
24 thángĐề tài đã được nghiệm thu. Loại XUẤT SẮC. Từ điển đã được xuất bản. | |||
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CỤM CẢNG HK-SB VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆNGUYỄN ĐỨC TÂM – LƯƠNG NGUYỄN KHÁNH HƯNG | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1995) | * Tổng quan về các khu vực nghiên cứu.
* Đánh giá hiện trạng môi trường tại các khu vực nghiên cứu. * Dự báo tác động đến môi trường tại các khu vực nghiên cứu. * Các giải pháp bảo vệ môi trường tại các khu vực nghiên cứu. * Các kiến nghị |
12 tháng. Đề án đã được nghiệm thu. Loại ĐẠT. |
|||
XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO MẬT THÔNG TINTRẦN VĂN YÊN | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1995) | * Khảo sát thực tế tìm hiểu các luồng thông tin và các dạng dữ liệu. Lập sơ đồ thông tin liên lạc ở Cục HKDD VN và Hàng HKQG.
* Lập danh mục các luồng thông tin và dữ liệu cần bảo mật. Phân cấp mức bảo mật chúng. * Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý thông tin dữ liệu ở ngành HKDD. * Nghiên cứu tìm hiểu các phương pháp bảo mật thông tin trên thế giới và trong nước, lựa chọn phương pháp thích hợp cho ngành HKVN. * Nghiên cứu các vấn đề toán học và kỹ thuật của phương pháp đã lựa chọn. Xây dựng các thuật toán và các chương trình phần mềm. * Thử nghiệm trên thực tế, đánh giá hiệu quả từng phương pháp. * Xây dựng các giải pháp thực hiện vấn đề bảp mật thông tin cho ngành HKDDVN. |
12 tháng* Đề tài đã nghiên cứu được mô hình luân chuyển thông tin, phân cấp bảo mật và chọn các biện pháp bảo mật cho 3 loại hình thông tin cần bảo vệ.
* Xây dựng được chương trình phần mềm dùng ngôn ngữ lập trình C tiện dụng dễ cài đặt, không đòi hỏi máy PC có cầu hình cao. * Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu cấp ngành đánh giá đạt loại KHÁ.
|
|||
NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC KHAI THÁC VÙNG TRỜI CHO HOẠT ĐỘNG HKDD ĐẠT HIỆU QUẢ CAONGUYỄN TIẾN SÂM | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1995) | * Khảo sát các khu vực bay, thu thập các tài liệu có liên quan đến vùng, khu vực bay.
* Phân chia vùng, khu vực bay. * Đánh giá hiện trạng các khu vực bay hiện tại . Xác định các điểm trọng yếu, xác định các vùng có đường bay đan chéo. * Xác định vùng, khu vực bay có hiệu quả, các mức bay, các hệ thống đường bay, xây dựng hệ thống đường bay phù hợp |
18 thángĐề tài đã được Hội đồng nghiệm thu cấp ngành đánh giá đạt loại KHÁ. | |||
THỊ TRƯỜNG VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG Ở VN VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH VẬN TẢI HKVN TRONG GIAI ĐOẠN 1996-2005 VÀ ĐẾN NĂM 2015ĐÀO MẠNH NHƯƠNG | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1995) | * Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các loại hình vận tải.
* Nghiên cứu tổng quan về các hoạt động của thị trường vận tải HKVN và thế giới. * Nghiên cứu yếu tố môi trường kinh tế xã hội và sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế xã hội có liên quan từ nay đến năm 2010. * Nghiên cứu quy mô cơ cấu và đặc điểm của thị trường vận tải HKVN từ nay đến năm 2010. * Nghiên cứu chiến lược quản lý, chiến lược đầu tư phát triển đối với ngành vận tải HKVN. |
12 tháng* Đề tài đã xây dựng được chiến lược phát triển ngành vận tải hàng không bằng các chính sách vĩ mô.
* Đề tài còn có ý nghĩa như một tài liệu đưa ra các dự báo và chính sách cho ngành vận tải HKVN. * Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu cấp ngành đánh giá đạt loại KHÁ. |
|||
NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TUYẾN XỬ LÝ CHÙM XUNG TÍN HIỆU RADA THỨ CẤP THUỘC TỔ HỢP RADA ĐƯỜNG DÀI SKALA-MTỐNG HỒ THẮNG | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1995) | * Nghiên cứu phương pháp và các nguyên lý kỹ thuật để xử lý chùm tín hiệu rada thứ cấp, cấu trúc mạch và nguyên lý hoạt động của từng thời trong tuyến và ngoài tuyến.
* Tiến hành thực nghiệm, đo đạc kiểm định lại các tham số của các khối và toàn tuyến xây dựng các tài liệu cần thiết. |
12 tháng* Đề tài đã tiến hành biên dịch tổng hợp được các lý luận và số liệu để làm đặc tính kỹ thuật, nhiệm vụ của các khối, mạch, tấm mạch để lập ra những sơ đồ đơn giản giúp cho quá trình sửa chữa thuận lợi hơn.
* Lập được sổ tra cứu nhiều loại vi mạch do Liên Xô cũ sản xuất và nêu rõ về tính năng của các loại vi mạch đó. * Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu cấp ngành đánh giá đạt loại KHÁ. |
|||
NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ NGUYÊN LÝ XỬ LÝ TÍN HIỆU TRONG TUYẾN GIẢI MÃ THÔNG TIN KÊNH RBS CỦA RADA THỨ CẤP THUỘC TỔ HỢP RADA ĐƯỜNG DÀI SKALA-MTẠ VĂN ĐỊNH | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1995) | * Nghiên cứu sâu các giải pháp kỹ thuật, cấu trúc mạch và nguyên lý hoạt động của từng khối đơn cũng như toàn tuyến giải mã RBS của đài rada thứ cấp SKALA-M.
* Tiến hành đo đạc, đánh giá kiểm định các tham số kỹ thuật củat từng khối và toàn tuyến để xây dựng cẩm nang phát hiện hỏng hóc tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên khai thác và bảo trì nhanh chóng phát hiện hỏng hóc, kịp thời sửa chữa và đưa máy vào hoạt động. |
12 tháng* Đề tài đã tiến hành biên dịch tổng hợp được các lý luận và số liệu để làm rõ tính năng kỹ thuật, nhiệm vụ giúp cho quá trình sửa được thuận lợi hơn.
* Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu cấp ngành đánh giá đạt loại KHÁ. |
|||
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC TRONG VẬN TẢI HÀNG KHÔNGHỒ QUỐC CƯỜNG | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1995) | * Phần mở đầu: Định nghĩa, một số khái niệm và phạm vi áp dung.
* Nhập và xuất cảnh tàu bay. * Nhập và xuất cảnh hành khách, tổ bay và hành lý. * Nhập và xuất cảnh hàng hóa và các vật phẩm khác. * Đối tượng vận chuyển quá cảnh qua lãnh thổ VN. * Các sân bay quốc tế – trang thiết bị, phương tiện và dịch vụ cho đối tượng vận chuyển. * Hạ cánh tại một nơi khác ngoài sân bay quốc tế. * Các điều khoản khác của đơn giản hóa thủ tục. * Bản mẫu một số tài liệu liên quan và một số hướng dẫn của ICAO. Kết luận. |
9 thángĐề tài đã được Hội đồng nghiệm thu cấp ngành đánh giá đạt loại KHÁ. | |||
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH AN NINH HÀNG KHÔNG QUỐC GIAPHẠM CHÍ THÂN | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1995) | * Những quy định chung.
* Phân định trách nhiệm. * Phối hợp và thông tin. * Các biện pháp an ninh phòng ngừa. * Xử lý các hành động vi phạm pháp luật. * Thiết bị an ninh, lực lượng an ninh và huấn luyện an ninh. * Tổ chức thực hiện. |
12 thángBiên soạn được dự thảo Chương trình An ninh hàng không quốc gia. | |||
ĐIỀU LỆ CHUYÊN CƠTRÌNH MẠNH HÒA | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1995) | * Những quy định chung.
* Tiêu chuẩn. * Kế hoạch chuyên cơ. * Công tác chuẩn bị bay chuyên cơ. * Thực hành bay chuyên cơ. * Điều khoản cuối cùng. *Hệ thống mẫu biểu |
12 thángBiên soạn được dự thảo Điều lệ | |||
NGHIÊN CỨU BIÊN SOẠN DANH MỤC TỐI THIỂU CHO MÁY BAY A320LÊ TUẤN SƠN | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1995) | * Nguyên tắc sử dụng danh mục tối thiểu.
* Những quy định cụ thể cho thợ máy, người lái thực hiện khi có thiết bị hỏng hóc * Nội dung danh mục gồm: – Tên các thiết bị theo thứ tự ATA. – Số lượng lắp đặt trên máy bay. – Ghi chú hướng dẫn thực hiện để bảo đảm an toàn bay. – Danh mục các mức độ hỏng hóc. – Giới hạn cho phép bay của các thiết bị hỏng hóc tồn tại theo mức độ A,B,C |
12 thángĐã báo cáo tổng kết. Biên soạn xong Danh mục tối thiểu cho máy bay A 320. | |||
NGHIÊN CỨU BIÊN SOẠN DANH MỤC TỐI THIỂU CHO MÁY BAY ART72NGUYỄN ĐỨC THỊNH | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1995) | * Nguyên tắc sử dụng danh mục tối thiểu.
* Những quy định cụ thể cho thợ máy, người lái thực hiện khi có thiết bị hỏng hóc. * Nội dung danh mục gồm: – Tên các thiết bị theo thứ tự ATA; – Số lượng lắp đặt trên máy bay. – Ghi chú hướng dẫn thực hiện để bảo đảm an toàn bay; – Danh mục các mức độ hỏng hóc; – Giới hạn cho phép bay của các thiết bị hỏng hóc tồn tại theo mức độ A,B,C. |
12 thángĐã báo cáo tổng kết. Biên soạn xong Danh mục tối thiểu cho máy bay ATR 72. | |||
NGHIÊN CỨU BIÊN SOẠN DANH MỤC TỐI THIỂU CHO MÁY BAY B767PHẠM XUÂN THỊNH | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1995) | * Nguyên tắc sử dụng danh mục tối thiểu.
* Những quy định cụ thể cho thợ máy, người lái thực hiện khi có thiết bị hỏng hóc. * Nội dung danh mục gồm: – Tên các thiết bị theo thứ tự ATA; – Số lượng lắp đặt trên máy bay. – Ghi chú hướng dẫn thực hiện để bảo đảm an toàn bay; – Danh mục các mức độ hỏng hóc; – Giới hạn cho phép bay của các thiết bị hỏng hóc tồn tại theo mức độ A,B,C. |
12 thángĐã báo cáo tổng kết. Biên soạn xong Danh mục tối thiểu cho máy bay B767. | |||
NGHIÊN CỨU SỬA ĐỔI BỔ SUNG VÀ HOÀN CHỈNH DỰ THẢO ĐIỀU LỆ THÔNG TIN HKDDHOÀNG TRINH | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1995) | * Những quy định chung.
* Tiêu chuẩn đưa thiết bị thông tin hàng không vào hoạt động phục vụ bay. * Phân cấp nhân viên kỹ thuật và nhân viên khai thác thiết bị thông tin hàng không. * Nguyên tắc khai thác kỹ thuật thiết bị thông tin hàng không. * Bảo trì, sửa chữa các thiết bị thông tin hàng không. * Chế tạo và cải tiến kỹ thuật thiết bị thông tin hàng không. * Đảm bảo chất lượng cho thiết bị thông tin hàng không. * Tài liệu kỹ thuật. * Thống kế- báo cáo số liệu kỹ thuật. * Đầu tư phát triển kỹ thuật thông tin. * Điều khoản thi hành. |
12 thángHoàn chỉnh xong dự thảo Điều lệ. | |||
NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC KHAI THÁC VÙNG TRỜI CHO HOẠT ĐỘNG HKDD ĐẠT HIỆU QUẢ CAOHOÀNG BÌNH | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1994) | * Thu thập xử lý tài liệu về vùng thông báo bay FIR, vùng không gian tiếp cận, vùng không gian tại sân bay của HKDD.
* Phân chia vùng không gian bay (vùng bay liên tục, vùng cấm, vùng hạn chế…). * Xây dựng phương án tổ chức đường bay(bay liên tục, bay tạm thời, bay không liên tục, bay phải xin phép…). * Xác định vùng không gian bay có hiệu quả cao. |
24 tháng. Đề tài đã báo cáo tổng kết. |
|||
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO TRỰC THĂNG NHỎLƯƠNG NGUYỄN KHÁNH HƯNG | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1994) | * Thiết kế thử bộ cánh quay.
* Thiết kế chế thử bộ truyền động. * Thiết kế thử thân đuôi càng. * Thiết kế chế thử hệ thống điều khiển. * Thiết kế hệ thống nhiên liệu, hệ thống khí nhập, khí xả và giá động cơ. * Thiết kế hệ thống làm mát động cơ. * Thiết kế lắp ráp hệ thống điện của động cơ. * Tổng lắp hiệu chỉnh. * Thử nghiệm và hoàn chỉnh thiết kế. |
18 thángThiết kế đã được Hội đồng nghiệm thu thông qua. | |||
ĐỀ ÁN THIẾT KẾ QUI HOẠCH MẠNG CẢNG HÀNG KHÔNG SÂN BAY DÂN DỤNG TOÀN QUỐC | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1994) | * Khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng hệ thống cảng hàng không – sân bay dân dụng toàn quốc, quản lý bay và vận tải hàng không.
* Lập các dự báo kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến vận tải hàng không và nhu cầu vận tải hàng không đến năm 2010. * Thiết kế qui hoạch mạng cảng hàng không sân bay dân dụng toàn quốc: + Xác lập phương pháp thiết kế; + Xây dung các phương án theo phương pháp thiết kế có tính độc lâp với nhau; + Lựa chọn tìm phương án tối ưu. * Định hướng qui hoạch và đầu tư xây dựng các cảng hàng không – sân bay dân dụng trong mạng: + Định hướng qui hoạch; + Dự báo đầu tư. * Một số kiến nghị |
36 thángKết quả của Đề án đã được sử dụng để lập Qui hoạch sân bay dân dụng toàn quốc và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 911/1997QĐ-TTg ngày 24/10/1997. | |||
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ ĐƯỜNG BAY VÀ THIẾT LẬP MẠNG ĐƯỜNG BAY TỐI ƯU TRONG KHÔNG PHẬN VIỆT NAMNGUYỄN ĐÌNH CÔNG | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1994) | * Khái quát chung về hệ địa cầu và biểu diễn đường bay
– Xây dựng hệ tam giác lượng không gian làm cơ sở tính toán. – Phương pháp tính toán xác định. – Quy chuyển đơn vị theo vĩ tuyến. * Đánh giá về hệ thống đường bay hiện tại – Phương pháp tiến hành hoàn thiện. – Mô hình hóa mạng đường bay. – Thiết lập mạng đường bay tối ưu. |
12 tháng* Đề tài đã đưa ra được phương thức xác định thông số đường bay tối ưu trong không phận Việt Nam theo một quy tắc thống nhất vừa đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn của ICAO, đồng thời cũng phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, góp phần làm tăng chất lượng các dịch vụ không lưu của ngành Quản lý bay và nâng cao độ an toàn hàng không, đảm bảo tối ưu về mặt kinh tế trong khuôn khổ các yêu cầu về an toàn bay.
* Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại KHÁ. |
|||
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG NGÂN HÀNG DỮ LIỆU HỎNG HÓC CỦA KỸ THUẬT HÀNG KHÔNG. LẬP TRÌNH TRÊN MÁY TÍNH NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC KỸ THUẬT MÁY BAYNGUYỄN KHẮC HƯNG | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1994) | * Xây dựng mẫu biểu thống kê, tổng hợp hỏng hóc phù hợp với thực tế khai thác máy bay của HKVN và các quy định chung của quốc tế.
* Tập hợp các dữ liệu về hỏng hóc từ 1989 đến nay sau đó xử lý nội dung của nó, sắp xếp lại theo mẫu biểu thống nhất. * Phân loại mã hóa các dạng hỏng hóc theo code quốc tế và theo chuyên ngành làm cơ sở cho việc xử lý trên máy vi tính. * Cập nhật các dữ liệu vào đĩa mềm để lưu trữ và thực hành phân tích. * Xây dựng các chương trình xử lý dữ liệu theo các nội dung. * Triển khai và chạy thử nghiệm chương trình đã xây dựng. * Sửa chữa, bổ sung các nội dung còn thiếu. |
12 thángĐề tài được phép dừng | |||
DỰ BÁO DÔNG TRONG MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT VÀO CÁC THÁNG 7,8,9 TẠI SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀINGUYỄN THỊ THANH | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1994) | * Phân định các hệ thống thời tiết có thể gây ra dông.
* Đánh giá tần xuất xảy ra dông trong từng hệ thống. * Chọn một số điển hình có tần xuất gây dông lớn. * Xác định ngưỡng của một số yếu tố khí tượng đưa ra giải quyết bài toán dự báo dông. |
12 tháng* Đề tài đã đưa ra được các đặc trưng, những nhận xét về điều kiện cần thiết hình thành phát triển giông, phân loại hình thể gây giông, xây dựng được các sơ đồ xác suất giông dùng để làm công cụ dự báo giông tại Sân bay quốc tế Nội Bài trong từng thời kỳ phát triển của mỗi hệ thống từ tháng 6 đến tháng 8.
* Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại KHÁ. |
|||
TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE NHÂN VIÊN ĐIỀU HÀNH KHÔNG LƯU VÀ TIẾP VIÊN TRÊN KHÔNGLÊ THẾ PHỔ | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1994) | * Xác định đặc điểm, tính chất, môi trường hoạt động ảnh hưởg tới công việc của người chỉ huy bay và tiếp viên trên không.
* Đánh giá tình hình sức khoẻ, khả năng lao động, những yếu tố đe doạ mất an toàn… * Trên cơ sở đặc điểm và tình hình trên xây dựng luận cứ khoa học và thực tiễn để hoàn thành được bản tiêu chuẩn sức khoẻ của người chỉ huy bay và tiếp viên HKVN. |
12 thángĐã biên soạn được dự thảo Tiêu chuẩn | |||
TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT HÀNG KHÔNG VỀ CƠ KHÍ MÁY BAYNGUYỄN VĂN QUÍ | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1994) | * Tiêu chuẩn gò, tán trong sửa chữa máy bay.
* Tiêu chuẩn về sơn trong tân trang sửa chữa máy bay. * Tiêu chuẩn về keo trong tân trang sửa chữa máy bay. |
12 thángBiên soạn xong dự thảo Tiêu chuẩn. | |||
THỬ NGHIỆM BẢO VỆ ANTEN ĐÀI THU PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN HÀNG KHÔNG BẰNG SƠN TRONG SUỐT ĐIỆN TỪPHẠM HUY QUỲNH | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1994) | * Xác định , lựa chọn nơi làm thử nghiệm.
* Đánh giá tình trạng thực tế, kiểm tra các tính năng kỹ thuật của máy trước khi thử nghiệm. * Xác định phương pháp xử lý bề mặt, làm sạch bề mặt. * Dùng sơn trong suốt điện từ mới chế tạo sơn bảo vệ trên bề mặt. * Kiểm tra các tính năng toàn đài sau khi sơn. * Theo dõi tình trạng kỹ thuật của đài theo các đợt định kỳ. |
12 tháng* Kết quả của đề tài đã khẳng định sự cần thiết phải sử dụng sơn để bảo vệ anten hàng không.
* Xây dựng được quy trình sơn anten rada PCTI-10 * Là cơ sở pháp lý cho việc triển khai sơn bảo vệ các loại anten khác. * Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt kết quả loại KHÁ. |
|||
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN HẠ, CẤT CÁNH, BAY CHỜ VÀ LƯỢN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ÁP DỤNG CHO ĐIỀU KIỆN VIỆT NAMNGUYỄN MẠNH QUANG | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1994) | * Các định nghĩa, thuật ngữ, chữ viết tắt.
* Các quy định về phân loại máy bay theo tốc độ. * Phương thức cất cánh. * Phương thức tiếp cận, hạ cánh. * Phương thức bay chờ. * Phương thức lượn vòng. * Các sơ đồ thực hành bay tại sân bay Việt Nam. |
3 tháng* Kết quả đề tài là tài liệu, căn cứ để xây dựng các phương thức cất cánh, tiếp cận, hạ cánh, bay chờ và bay lượn trong khu vực sân bay an toàn.
* Là cơ sở để xây dựmg các tiêu chuẩn khí tượng tối thiểu, quy chế cho các sân bay, xây dựng và hoạch định vùng trời hợp lý, phù hợp với các điều kiện trang thiết bị đang phát triển trong ngành vận tải HKVN. * Là tài liệu tham khảo phục vụ huấn luyện đào tạo các khóa không lưu trong nhà trường. * Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt kết quả loại KHÁ. |
|||
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG HỆ THỐNG ĐÈN HIỆU SÂN BAY THEO ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT BẰNG MÁY VI TÍNHVÕ ĐÌNH ĐIU | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1994) | * Khảo sát các thiết bị đèn tín hiệu ở 3 sân bay đồng thời thống kê điều kiện khí tượng ở 3 sân bay.
* Từ điêù kiện khí tượng ở từng sân bay rút ra các thông số đặc trưng nhất ở từng vùng làm cơ sở để thiết kế bộ phận đầu vào. * Thiết kế và chọn thiết bị đầu vào từ đó lập bài toán cho các thông số của khí tượng (áp suất, nhiệt độ, độ ẩm). * Thiết kế khối khuyếch đại và lập mạch tạo xung. * Lập trình và xử lý trên máy vi tính. * Thiết kế và chọn thiết bị chấp hành. * Thử nghiệm mô phỏng trên máy vi tính. * Đưa ra những giải pháp tối ưu cho việc thực hiện đề tài ở các sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất. |
12 thángĐề tài đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt kết quả loại KHÁ | |||
ĐIỀU LỆ TRANG THIẾT BỊ MẶT ĐẤT HÀNG KHÔNGPHAN THÀNH BẢO | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1994) | * Thành phần và chức năng của trang thiết bị mặt đất.
* Tiêu chuẩn đủ điều kiện kỹ thuật phục vụ của trang thiết bị mặt đất. * Quy định về khai thác sử dụng các trang thiết bị mặt đất. * Nhân viên kỹ thuật trang thiết bị mặt đất. * Bảo dưỡng định kỹ và sửa chữa các trang thiết bị mặt đất. * Tài liệu kỹ thuật về trang thiết bị mặt đất. * Thống kế báo cáo kỹ thuật về trang thiết bị mặt đất. * Các phụ lục |
12 thángBiên soạn xong dự thảo Điều lệ. | |||
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN NHIỄU ĐỘNG CƠ HỌC TẠI CÁC SÂN BAY PHÍA NAM DO ẢNH HƯỞNG CỦA GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC, TÂY NAMTRẦN VĂN THẮNG | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1994) | * Xây dựng mô hình lý thuyết gây nên nhiều động cơ học.
* Khảo sát và kiểm nghiệm điều kiện gây nhiễu động cơ học tại các sân bay có địa hình gần núi tiêu biểu bằng phương pháp đo đạc trường gió và trường khí áp. * Đưa ra một số hoàn lưu quy mô Synop 100 km gây nên hiện tượng sóng địa hình |
9 thángĐề tài đẫ được nghiệm thu. Đạt loại KHÁ. | |||
TỪ ĐIỂN GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ KINH TẾ KỸ THUẬT ANH – VIỆT HÀNG KHÔNGPHẠM VŨ HIẾN | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1994) | * Từ điển gồm khoảng 15.000 từ và thuật ngữ. Mỗi từ và thuật ngữ đều có phần giải thích nghĩa và cạnh đó là từ thuật ngữ tương đương bằng tiếng Việt, có phần giải thích nghĩa bằng tiếng Việt.
* Ở một số phần sẽ có ảnh minh hoạ cho các từ khó. |
24 thángĐề tài đã báo cáo tổng kết. Biên soạn xong dự thảo Từ điển. | |||
ĐIỀU LỆ THÔNG TIN HÀNG KHÔNG
BÙI KIM PHIẾM |
Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1992) | * Những quy định chung.
* Tổ chức và chức trách cơ quan, đơn vị, cán bộ, nhân viên ngành thông tin HKDD VN. * Thủ tục chung về công tác thông tin. * Phân loại các nghiệp vụ thông tin HKDD. * Khai thác các phương tiện thông tin hàng không. * Đưa các phương tiện thông tin vào khai thác. * Tổ chức bảo dưỡng kỹ thuật – sửa chữa và bảo quản – niêm cất các phương tiện thông tin. * Kiểm tra khai thác kỹ thuật và hồ sơ phương tiện thông tin. * Đảm bảo cơ sở vật chất cho công tác khai thác kỹ thuật chuyển giao và thanh lý các phương tiện thông tin. * An toàn lao động. |
6 tháng. Biên soạn được dự thảo Điều lệ |
|||
ĐIỀU LỆ KỸ THUẬT XĂNG DẦU HÀNG KHÔNG
NGUYỄN NHƯ CÁP |
Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1992) | * Những quy định chung.
* Tổ chức đảnm bảo kỹ thuật. * Đo lường và thống kê xăng dầu hàng không. * Kiểm tra chất lượng xăng dầu. * Điều chỉnh chất lượng và thay thế. * Tra nạp cho máy bay. * Bảo hộ lao động và an toàn phòng cháy. * Công tác nghiệp vụ xăng dầu. * Bảo vệ các công trình xăng dầu. |
6 tháng Hoàn thành được dự thảo Điều lệ. |
|||
ĐIỀU LỆ MÁY BAY CHUYÊN CƠNGUYỄN THIỆN | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1992) | * Quy tắc chung.
* Phân loại cấp chuyên cơ, tiêu chuẩn sử dụng máy bay, tổ bay và xăng dầu chuyên cơ. * Chuẩn bị chuyên cơ. * Thực hành bay chuyên cơ. * Công tác sau khi bay chuyên cơ. |
6 thángBiên soạn được dự thảo Điều lệ | |||
QUY TRÌNH DUY TU VÀ BẢO QUẢN SÂN BAYNGUYỄN TIẾN DŨNG | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1992) | Công tác làm đất cắt cỏ khu bay, sửa chữa định kỳ mặt đường bê tông xi măng, bê tông nhựa, thoát nước, sơn biển hiệu… đảm bảo cho sân bay hoạt động bình thường. | 10 thángBiên soạn được dự thảo Quy trình | |||
TIÊU CHUẨN KHẢ PHI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CHO CÁC NHÂN VIÊN KHAI THÁC BAYPHẠM VĂN TIÊU | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1992) | * Quy định chung.
* Tiêu chuẩn cấp các loại bằng và chứng chỉ. * Quy định kiểm tra. * Quy định về thủ tục cấp bằng, đổi bằng, đình chỉ và huỷ bỏ bằng. * Gia hạn và công nhận hiệu lực bằng, chứng chỉ. * Tiêu chuẩn sức khoẻ và quy định giám định y tế. |
12 thángBiên soạn được dự thảo Quy chế | |||
ĐIỀU LỆ KỸ THUẬT HÀNG KHÔNGNGUYỄN ĐỨC TÂM | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1992) | * Tổ chức khai thác bảo dưỡng sửa chữa kỹ thuật hàng không.
* Cơ sở đảm bảo cho các chuyến bay./ Quy tắc khai thác kỹ thuật hàng không. * Chức trách và quyền hạn của cán bộ và nhân viên kỹ thuật. * Khai thác kỹ thuật hàng không đối với tổ lái / Những dạng công tác chung trên máy bay. * Bảo dưỡng kỹ thuật ngoại trường./ Bảo dưỡng kỹ thuật nội trường. * Các dạng bảo dưỡng đặc biệt./ Công tác kỹ thuật đối với máy bay các hãng nước ngoài. * Công tác chuẩn bị máy bay đặc biệt./ Khai thác bảo dưỡng các trang thiết bị mặt đất. * Đại tu phục hồi kỹ thuật hàng không./ Tăng giảm niên hạn sử dụng kỹ thuật hàng không. * Công tác đảm bảo điều kiện kỹ thuật phục vụ sân bay. * Công tác khí tài vật tư / Kiểm tra chất lượng kỹ thuật. * Xử lý hỏng hóc hoặc tai nạn hàng không./ Hồ sơ tài liệu kỹ thuật / Công tác huấn luyện đào tạo. * Quản lý sản xuất của đơn vị kỹ thuật./ Quan hệ hợp tác khoa học – kỹ thuật. * Thanh tra kỹ thuật hàng không / Điều khoản cuối cùng. |
12 thángĐiều lệ đã được Cục trưởng Cục HKDDVN ký ban hành | |||
ĐIỀU LỆ AN TOÀN BAYLÊ CÔNG TÍNH | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1992) | * Định nghĩa, quy định và phạm vi áp dụng điều lệ.
* Tổ chức hệ thống an toàn bay. * Những quy định cho các hoạt động và khai thác bay: – Tổ lái và tổ bay – Tiêu chuẩn máy bay – Tiêu chuẩn sân bay – Đảm bảo kỹ thuật – Đảm bảo y tế – Trọng tâm và trọng tải – Đảm bảo khí tượng, không lưu, thông tin, dẫn đường – Đảm bảo trang bị trên sân bay. |
12 thángBiên soạn xong dự thảo Điều lệ | |||
ĐIỀU LỆ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNGTRẦN VĂN KHẢM | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1992) | * Định nghĩa.
* Phạm vi áp dụng. * Vận chuyển hành khách. * Vận chuyển hành lý. * Vận chuyển hàng hoá. * Vận chuyển bưu kiện. * Vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu kiện bằng các chuyến bay thuê. * Thủ tục hành chính. * Trách nhiệm và bồi thường. * Thủ tục khiếu nại. |
12 thángBiên soạn được dự thảo của Điều lệ. | |||
LẬP MÔ HÌNH TỔNG THỂ TIÊU CHUẨN HOÁ, NHIỆT ĐỚI HÓA QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG, KHAI THÁC MÁY BAY, ĐỘNG CƠ, THIẾT BỊ KỸ THUẬT HÀNG KHÔNG TRONG VÙNG NHIỆT ĐỚI VIỆT NAMPHẠM DOÃN HỒNG | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1992) | * Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu Việt Nam tới các vật liệu, thiết bị và hợp kim.
* Nghiên cứu tình hình hỏng hóc của trang thiết bị hàng không do thời tiết gây ra. * Tiến hành thí nghiệm ở các vùng sân bay Nội bài, Tân Sơn Nhất. Xác định mức độ ảnh hưởng do khí hậu gây ra đối với các thiết bị hàng không. * Lập mô hình tổng thể bảo quản trang thiết bị hàng không. |
24 tháng* Đề tài đã đưa ra được những số liệu, kết quả cụ thể có ý nghĩa thực tiễn.
* Đưa ra được hướng nghiên cứu chế ngự sự phá huỷ do điều kiện khí hậu. * Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại KHÁ. |
|||
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT MÁ PHANH ĐỘNG VÀ TĨNH CHO MÁY BAY TU 134 VÀ IL 18NGUYỄN KHOA PHÚC | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1992) | * Tổng quan tài liệu:
– Vật liệu dùng cho phanh máy bay – Công nghệ chế tạo các tấm ma sát – Các nguyên công bổ trợ – Kiểm tra chất lượng sản phẩm. * Kết quả thử nghiệm chế tạo má phanh động và tĩnh cho máy bay TU 134 và IL 18: – Khảo sát mẫu má phanh động của Liên Xô cũ – Chuẩn bị nguyên vật liệu – Phối liệu và nghiền trộn – Ép tạo hình – Công nghệ thiêu kết – Công nghệ bổ trợ – Kiểm tra chất lượng sản phẩm – Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. * Thử nghiệm thực tế trên kỹ thuật hàng không. |
12 tháng* Đề tài đã xây dựng được quy trình công nghệ thích hợp để chế tạo má phanh động của máy bay TU134 ở quy mô phòng thí nghiệm.
* Chất lượng sản phẩm so với sản phẩm của Liên Xô cũ đạt 80% trên những chỉ tiêu kỹ thuật chính. * Đề tài đã mở ra khả năng chế tạo ở điều kiện trong nước vật liệu ma sát chất lượng cao sử dụng trên kỹ thuật hàng không và trong một số lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân. |
|||
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT CỦA ĐỘNG CƠ D30NGUYỄN VIỆT HÙNG | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1992) | * Nghiên cứu các phương pháp và thiết bị tự động hóa quá trình đo các tham số làm việc của động cơ D30, xây dựng và lựa chọn phương pháp.
* Khảo sát sự thay đổi các tham số của động cơ D30, ảnh hưởng của chúng đến tình trạng kỹ thuật của động cơ. Xác định các chỉ tiêu đánh giá. * Thiết kế chế tạo thiết bị tự động đo và đánh giá các tham số làm việc của động cơ D30. * Thiết kế chương trình máy tính điều khiển quá trình đo và xử lý kết quả. |
12 tháng* Thiết kế được thiết bị đo và tự động đánh giá tình trạng kỹ thuật của động cơ D30 khi nổ thử trên mặt đất, giúp cho nhân viên kỹ thuật đánh giá được tình trạng củ động cơ, tiết kiệm thời gian nổ máy, sớm phát hiện được hỏng hóc.
* Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại KHÁ. |
|||
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO THIẾT BỊ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO ĐỘ CHÍNH XÁC QUÁ TRÌNH TỰ GHI VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN HỘP ĐENTÔ ĐÌNH DŨNG | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1992) | * Khảo sát đánh giá các phương pháp và thiết bị sử dụng trong HKDD Liên Xô.
* Nghiên cứu đề xuất phương pháp mới kiểm tra và đánh giá thông số kỹ thuật các truyền cảm MSRP-64. * Thiết kế chế tạo thử nghiệm thiết bị kiểm tra đánh giá. * Xây dựng quy trình ứng dụng thiết bị và phương pháp mới trong định kỳ bảo dưỡng máy bay TU 134A,B. * Thiết kế chương trình máy tính hoàn thiện quá trình đo các thông số, phân tích thông tin bay của MSRP-64. |
12 tháng* Đề tài đã tạo ra được một thiết bị có thể kiểm tra, đánh giá được mức độ sai lệch các thông số kỹ thuật của các truyền cảm trong hệ thống tự ghi thông qua việc hiệu chuẩn các truyền cảm này sẽ góp phần nâng cao độ chính xác của quá trình ghi và xử lý thông tin bay. Ngoài ra hệ thống này có thể áp dụng để kiểm tra các hệ thống khác.
* Được Hội đồng nghiệm thu cấp ngành đánh giá đạt kết quả loại KHÁ. |
|||
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂNNGUYỄN VIỆT HÙNG | Cục HKDDVN – Viện Khoa học HK(1992) | * Nghiên cứu tính năng kỹ thuật , nguyên lý làm việc của hệ thống ABCY-134.
* Nghiên cứu xác định phương pháp tự động báo kiểm tra, đánh giá lưu trữ kết quả. * Thiết kế chế tạo thử nghiệm hệ thống đo biến đổi thông tin lưu trữ kết quả trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật số và kỹ thuật vi xử lý. * Nghiên cứu thiết bị kiểm tra hệ thống tự động lái trên các máy bay khác của Liên Xô và một số nước tư bản. * Thiết kế chương trình máy tính đánh giá kết quả đo và điều chỉnh các tham số kỹ thuật. * Lắp ghép phối hợp toàn bộ hệ thống tự động hóa kiểm tra và đánh giá hiệu chỉnh, hoàn thiện và thử nghiệm trên máy bay. |
12 tháng* Được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại KHÁ.
* Đã chế tạo được thiết bị kiểm tra đánh giá các thông số kỹ thuật của hệ thống tự động lái ABCY-134 * Thiết kế được chương trình máy tínhphục vụ và điều khiển bao gồm chương trình biến đổi, lưu trữ và đánh giá các thông số. * Lắp ghép toàn bộ hệ thống và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. |
|||
KHAI THÁC THỬ NGHIỆM LỐP MÁY BAY TU-134A,B VÀ IL18 DO VIỆT NAM SẢN XUẤTNGUYỄN DUY ĐANG | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1992) | * Sơ bộ rà soát, hoàn thiện công nghệ chế tạo lốp.
* Chế tạo 30 chiếc lốp chuẩn bị đưa vào khai thác thử nghiệm. * Kiểm tra xác xuất tính năng cơ lý của lốp * Tổ chức khai thác thử nghiệm lốp đã chế tạo trên kỹ thuật hàng không theo tỷ lệ 1/8 và 2/8. * Khảo sát, nghiên cứu các khuyết tật xuất hiện trong quá trình khai thác thử nghiệm. * Hoàn chỉnh công nghệ chế tạo và khai thác lốp. * Xây dựng tiêu chuẩn lốp và lý lịch lốp. |
12 tháng* Đề tài được phép dừng do không còn nhu cầu thực tế.
* Lốp máy bay chế tạo trong nước được khai thác thử trên máy bay TU134 với tỷ lệ 2/8 đạt độ mài mòn, độ cân bằng và tuổi thọ kỹ thuật tương đương với lốp của Liên Xô cũ ở các thời tiết của một số sân bay nội địa và quốc tế. * Kết quả đề tài khẳng định chất lượng lốp máy bay chế tạo trong nước, góp phần hoàn chỉnh công nghệ chế tạo và khai thác loại lốp này. |
|||
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TẬN DỤNG SĂM CŨ CỦA MÁY BAY TU134 VÀ IL18NGUYỄN TẤN | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1992) | * Tổng quan tài liệu liên quan đến săm lốp.
* Phân loại ngoại quan các loại săm. * Kiểm tra đối chứng các tính năng cơ lý của săm cũ và mới . * Kiểm tra độ bền của săm. * Xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng và phân loại các loại săm cũ. * Thử nghiệm các loại săm được tận dụng trên kỹ thuật hàng không. |
12 tháng
* Đề tài được phép dừng do không còn nhu cầu thực tế trong lúc chưa tiến hành thử nghiệm trên kỹ thuật hàng không. * Đề tài đã xây dựng được quy trình kiểm tra chất lượng và phân loại săm cũ tận dụng được. * Do lốp máy bay đã được chế tạo trong nước nên kết quả đề tài đã tạm thời giải quyết được việc cung cấp một cách đồng bộ săm lốp từ nguồn trong nước trong hoàn cảnh việc nhập săm lốp còn nhiều khó khăn. |
|||
NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CHO HỆ THỐNG ĐIỆN TỬ TIN HỌC HÀNG KHÔNGTRẦN QUANG CHÂU | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1992) | * Tổng quan về hệ thống điện tử tin học hàng không.
* Khảo sát điều tra nhu cầu điện tử tin học HK trong giai đoạn mới. * Quy hoạch xây dựng quy trình công nghệ của hệ thống điện tử tin học phục vụ cho quản lý bay (Mạng dẫn đường, mạng đất đối không, mạng điểm nối điểm trong nước và quốc tế…). * Quy hoạch và xây dựng quy trình công nghệ hệ thống thông tin thương mại hàng không (các mạng đặt vé giữ chỗ, mạng truyền hình công nghiệp nhà ga…). * Quy hoạch và xây dựng quy trình công nghệ hệ thống thông tin quản lý điều hành kinh tế hàng không (thông tin kinh tế, hợp đồng tìm kiếm cứu nguy tai nạn máy bay, điều hành phục vụ sản xuất kinh doanh…) |
12 thángĐề tài được phép dừng do không còn nhu cầu thực tế. | |||
QUY TRÌNH THI CÔNG KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG SÂN BAY HKDDHÀ HUY CƯƠNG | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1992) | * Quy định chung.
* Yêu cầu chất lượng vật liệu để sản xuất bê tông. * Thi công mặt đường bê tông xi măng sân bay. * Công tác kiểm tra và nghiệm thu. |
12 thángSoạn thảo xong dự thảo Quy trình | |||
QUY TRÌNH THIẾT KẾ MẶT ĐƯỜNG SÂN BAY HKDDTĂNG VĂN CA | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1992) | * Quy định chung.
* Chỉ tiêu kỹ thuật vật liệu dùng trong mặt đường sây bay. * Cấu tạo mặt đường sân bay. * Tính toán mặt đường cứng sân bay. * Tính toán mặt đường mềm sân bay. |
12 thángSoạn thảo xong dự thảo Quy trình | |||
XÂY DỰNG NGÂN HÀNG DỮ LIỆU VỀ VẬN TẢI HÀNG KHÔNGNGUYỄN VĂN MINH | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1992) | * Mô phỏng lại các luồng vận động thông tin trong ngành vận tải hàng không.
* Thiết kế hệ thống tổng quát (sơ đồ, nguyên lý hoạt động trong mạng tin học hàng không). * Xây dựng một hệ thống mã chuẩn trong ngành (về vật tư, vé…). * Xây dựng được một tập hợp các kho dữ liệu về vé, các định mức thông tin kinh tế, kỹ thuật, các số liệu thống kê sản lượng, doanh thu hành khách, hành lý… thuộc lĩnh vực vận tải hàng không. * Xây dựng một hệ thống hỏi đáp chi tiết trên máy tính DPS 7000/230 và mạng máy tính toàn ngành. |
12 tháng
* Đề tài đã tổng quan được việc nghiên cứu xây dựng một cơ sở dữ liệu, phân tích được hệ thống thông tin hàng không (cả phần cứng và phần mềm) và lựa chọn được hệ quản trị phù hợp với đặc tính cấu túc của dữ liệu và thiết bị hiện có. * Xây dựng được các chương trình để cập nhật dữ liệu, lưu trữ, xử lý lập các báo cáo phục vụ sản xuất kinh doanh, giải quyết kịp thời yêu cầu quản lý các chứng từ vận chuyển hàng không. * Hội đồng nghiệm thu cấp ngành đánh giá đạt loại KHÁ. |
|||
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TIM MẠCH ĐE DỌA ĐẾN SỨC KHỎE VÀ KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG CỦA PHI CÔNG HKDD ẢNH HƯỞNG ĐẾN AN TOÀN BAYTRẦN KIM HẠNH | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1992) | * Tổng quan tài liệu về các yếu tố tim mạch.
* Phương pháp nghiên cứu. * Kết quả nghiên cứu và bàn luận. * Kết luận. |
12 tháng* Bước đầu nghiên cứu các yếu tố cơ bản nhất đe doạ về tim mạch của phi công HKDD, vấn đề mà từ trước đến nay chưa được y học hàng không nghiên cứu một cách sâu sắc.
* Đề tài đã đưa ra được các khuyến cáo cụ thể trong việc phòng ngừa và khắc phục bệnh tim mạch, tăng cường sức khoẻ phi công HKDD, góp phần đảm bảo an toàn cho các chuyến bay. * Kết quả đề tài được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt kết quả loại KHÁ. |
|||
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU BỆNH TẬT CỦA PHI CÔNG HKDD TRONG NHỮNG NĂM QUA VÀ NÂNG CAO BIỆN PHÁP KHẮC PHỤCNGUYỄN CHÍ LINH | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1992) | * Tổng quan tài liệu / Phương pháp nghiên cứu.
* Kết quả nghiên cứu: + Đặc điểm bệnh tật của phi công HKDD VN + Cơ cấu bệnh tật của phi công HKDD VN. * Bàn luận kết quả / Đề xuất các biện pháp khắc phục: + Đối với các bệnh tim mạch / Đối với các bệnh tai – mũi – họng. |
12 tháng* Đề tài đã đưa ra được các số liệu chính xác và có hệ thống về cơ cấu đặc điểm bệnh tật của phi công HKDDVN và các biện pháp khắc phục.
* Góp phần nâng cao khả năng lao động và kéo dài tuổi bay của đội bay HKDDVN. * Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại KHÁ. |
|||
NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM CÁC HỖN HỢP DẬP CHÁY CAO TRÊN CƠ SỞ ETYLBROMUA VÀ PROTEIN THỦY PHÂNTRẦN NGỌC KHẢI | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1992) | * Đặt vấn đề / Tổng quan tài liệu:
– Đặc trưng cơ bản của đám cháy / Phân loại các chất dập cháy; – Thực trạng nghiên cứu, sản xuất các chất dập cháy trên thế giới và trong nước; – Mục tiêu của đề tài. * Phần thực nghiệm: – Quy trình thuỷ phân các chất đạm từ động vật; – Quy trình công nghệ điều chế Etylbromua; – Lựa chọn thành phần các hỗn hợp dập cháy; – Tính chất lý hóa của các hỗn hợp dập cháy; – Một số tính chất định hình khác của hỗn hợp dập cháy; – Tính dập cháy của các hỗn hợp./ Phân tích kết quả. |
12 tháng* Đề tài đã chế tạo ở quy mô thí nghiệm một số thành phần, hỗn hợp có tính dập cháy tương đương như các chất dập cháy do Liên Xô cũ chế tạo bằng nguồn nguyên vật liệu có sẵn trong nước.
* Đề tài có ý nghĩa kinh tế – kỹ thuật lớn, tạo ra khả năng chế tạo các hỗn hợp dập cháy ở điều kiện trong nước với giá thành giảm đáng kể so với giá thành nhập ngoại. Đề tài được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại KHÁ. |
|||
XÂY DỰNG HOÀN CHỈNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KINH TẾ CỦA DOANH NGHIỆP HÀNG KHÔNGLÊ CẢNH TIẾN | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1992) | * Thực trạng của công tác quản lý tài chính và hạch toán kế toán hiện nay của ngành HKVN.
* Hoàn chỉnh công tác hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp HK: – Sơ đồ hạch toán kinh doanh của khu vực sân bay; – Sơ đồ hạch toán kinh doanh của Công ty Quản lý bay; – Sơ đồ hạch toán kinh doanh của Xí nghiệp sửa chữa máy bay; – Sơ đồ hạch toán doanh thu vận tải; – Sơ đồ hạch toán mua bán ngoại tệ; – Sơ đồ hạch toán kinh doanh sản xuất phụ; – Sơ đồ hạch toán liên doanh |
6 thángĐề tài đã xác định được một cách tổng quát và cơ bản tổ chức bộ máy, phân cấp quản lý tài chính, kế toán của TCT HKVN, xây dựng được hình thức kế toán phù hợp trong các doanh nghiệp hàng không.
Đề tài đã góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính và hạch toán kế toán, nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ tham mưu cho lãnh đạo tính toán hiệu qủa SX-KD. Đề tài được Hội đồng nghiệm thu cấp ngành đánh giá đạt loại KHÁ. |
|||
QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH CHỨNG TỪ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VÀ DỊCH VỤ ĐỒNG BỘVÕ TÁ SỬU | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1992) | * Những khái niệm cơ bản.
* Thực trạng quy trình luân chuyển chứng từ vận tải hàng không và dịch vụ đồng bộ tại Hãng HKQG. * Những kiến nghị về quy trình luân chuyển chứng từ và hệ thống xử lý chứng từ của Hãng HKQG |
4 tháng
* Đề tài đã nêu ra được những tồn tại trong hoạt động tài chính của Hãng HKQG, xây dựng được các mẫu biểu xử lý và phân tích chứng từ, xác định được trách nhiệm của các cơ quan đơn vị trong Hãng. * Do cơ chế tổ chức thay đổi, cơ cấu sản xuất và tổ chức quản lý cũng như những nội dung chứng từ cũng phải thay đổi theo, nên đề tài được phép dừng không triển khai những nội dung ứng dụng. * Đề tài đã giải quyết các vấn đề lý luận góp phần xây dựng hoạt động tài chính của Hãng HKQG đồng bộ, thống nhất và hiệu quả. |
|||
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ THI CÔNG LẮP ĐẶT PHÒNG CHỐNG NHIỄU CHO BÀN HIỆU NGHIỆM HỆ THỐNG ĐÀI ĐỊNH HƯỚNG APK- 15TRẦN VĂN ĐỘNG | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1992) | * Đo và khảo sát môi trường nhiễu vô tuyến ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra và hiệu chỉnh đài APK – 15 tại khu vực Xí nghiệp A76.
* Nghiên cứu tính toán yêu cầu kỹ thuật và thiết kế phòng chống nhiễu phù hợp với giải tần làm việc của đài APK-15. * Thi công lắp đặt phòng hiệu nghiệm chống nhiễu. * Thử nghiệm và đánh giá kết quả. |
9 tháng* Đề tài đã giải quyết được những nhu cầu thực tế của Xí nghiệp máy bay A76. Đưa ra được thiết kế cụ thể, giải quyết được việc ngăn sóng cho APK.
* Hội đồng nghiệm thu cấp ngành đánh giá đạt kết quả loại XUẤT SẮC. |
|||
NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM BÀN KIỂM TRA TỔNG HỢP HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG LÁI ABCY-134 TRONG NỘI TRƯỜNGPHẠM VĂN HÀ | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1992) | * Khảo sát thiết kế.
* Nghiên cứu thiết lắp ráp máy kiểm tra tổng hợp. * Nghiên cứu thiết kế lắp ráp thiết bị ASTU-2001. * Thử nghiệm tại phòng thí nghiệm. * Xây dựng quy trình sử dụng bàn hiệu nghiệm |
12 tháng* Thiết kế chế tạo hoàn chỉnh bàn kiểm tra tổng hợp hệ thống tự động lái ABCY-134 trong nội trường.
* Có ý nghĩa thực tiễn trong việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các khối máy bay trong hệ thống ABCY-134 của máy bay TU-134 * Xây dựng được quy trình kiểm tra, bảo dưỡng bàn kiểm tra thiết bị của máy bay. Đề tài được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại XUẤT SẮC. |
|||
QUY CHẾ TĨNH KHÔNG SÂN BAYDOÃN KHẮC MẠNH | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1992) | * Các định nghĩa thuật ngữ và những chữ viết tắt.
* Các quy định chung. * Phân loại cấp sân bay – đường cất hạ cánh. * Quy định về các bề mặt giới hạn. * Kiểm soát các vật chướng ngại. |
12 thángBiên soạn được Quy chế tĩnh không sân bay HKDD. | |||
HỆ THỐNG QUY TRÌNH ĐIỀU LỆ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNGNGUYỄN CÔNG KÍNH | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1992) | * Tổng quan các tài liệu về quy trình quy phạm về an toàn và bảo hộ lao động.
* Đánh giá tình hình thực trạng công tác bảo hộ lao động trong ngành. * Biên soạn các điều lệ, chế độ, quy tắc về an toàn lao động trong ngành. |
9 thángĐề tài đã soạn thảo được dự thảo điều lệ gồm 94/105 các quy trình, quy phạm đã đăng ký theo đề cương. | |||
ĐIỀU LỆ TÌM KIẾM CỨU NGUYNGUYỄN MINH TRÍ | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1992) | * Định nghĩa, giải thích các thuật ngữ chuyên ngành hàng không được sử dụng trong công tác tìm kiếm cứu nguy và một số quy định chung.
* Xác định cơ cấu tổ chức, phân vùng trách nhiệm và chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức liên quan đến công tác tìm kiếm cứu nguy. * Công tác hiệp đồng tìm kiếm cứu nguy. * Công tác tìm kiếm cứu nguy máy bat lâm nạn. * Trang thiết bị của các đơn vị tìm kiếm. * Ký hiệu quốc tế và các tần số sử dụng cho công tác tìm kiếm. |
12 thángBiên soạn được dự thảo Điều lệ tìm kiếm cứu nguy | |||
QUY CHẾ PHỐI HỢP VÀ SỬ DỤNG VÙNG TRỜI GIỮA HKDD VÀ BỘ QUỐC PHÒNGNGUYỄN VĂN MẠNH | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1992) | * Các điều khoản chung.
* Những khái niện cơ bản. * Nguyên tắc quản lý vùng trời, quản lý điều hành bay. * Quy định sử dụng khai thác vùng trời. * Cơ quan không lưu HKDD và cơ quan quản lý bảo vệ vùng trời , quản lý bay của Bộ Quốc phòng. * Điều khoản cuối cùng. |
12 thángSoạn thảo xong Quy chế | |||
ĐIỀU LỆ TIN HỌCNGUYỄN VĂN TẠO | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1992) | * Những quy định chung
* Chức năng nhiệm vụ của Ban CNTT, mối quan hệ trong và ngoài Hãng HKQG. * Hoạt động CNTT ở các cơ quan, đơn vị trong Hãng HKQG. * Các điều khoản về việc đảm bảo cung ứng phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. * Các điều khoản về việc đảm bảo cung ứng trang thiết bị vật tư tin học thông tin. * Công tác đào tạo CNTT * Xây dựng quy hoạch phát triển và đầu tư CNTT./ Những điều khoản cuối cùng. |
12 thángBiên soạn được dự thảo Điều lệ tin học | |||
NGHIÊN CỨU BIÊN SOẠN MỘT SỐ VĂN BẢN THI HÀNH LUẬT HÀNG KHÔNG DÂN DỤNGĐÀO MẠNH NHƯƠNG | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1992) | * Quy chế thành lập, khai thác và quản lý cảng HK, SB dân dụng.
* Quy chế chứng chỉ đủ điều kiện bay cho tàu bay. * Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực HKDD. * Quy định về phân cấp quản lý giá trong ngành HKDD. * Quy chế quản lý hoạt động vận chuyển thương mại hàng không tại Việt Nam. * Quy chế về việc thàh lập và hoạt động của các doanh nghiệp vận chuyển hàng không. * Quy chế quản lý hoạt động bán chứng từ vận chuyển hàng không tại Việt Nam. * Quy chế tổ chức và hoạt động của thanh tra an toàn HKVN. * Quy chế tìm kiếm cứu nguy và điều tra tai nạn. * Đăng ký tàu bay. / * Quy định đối với tàu bay nhà nước. * Quy chế về an ninh hàng không. * Quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý nhà nước về ngành HKDDVN. * Quy định về việc mang theo một số giấy tờ, tài liệu theo máy bay. * Quy định vận chuyển thường lệ và không thường lệ. |
5 thángĐã hoàn thành được dự thảo các văn bản | |||
ĐỆM CHỐNG NÓNG, CHỐNG MÙI VÀ MASSAGE SỬ DỤNG TRÊN MÁY BAY, TRONG PHÒNG CHỜ VÀ TRÊN Ô TÔNGUYỄN THI SƠN | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1992) | * Lý thuyết cơ sở:
– Nguyên nhân gây nóng; – Nguyên nhân gây mùi; – Các biện pháp để giải phóng sự ức chế vùng tiếp xúc khi khách hàng ngồi trên ghế máy bay; – Các yêu cầu đặt ra đối với đệm chống nóng, chống mùi. * Nghiên cứu công nghệ sản xuất. * Kết quả thực nghiệm. |
18 tháng* Đưa ra được quy trình công nghệ chế tạo đệm chống nóng, chống mùi và massage, khảo sát trên lý thuyết phần thực nghiệm trong điều kiện mô phỏng khoang nội thất máy bay.
* Kết quả đề tài được Hội đồng nghiệm thu cấp ngành HKDD đánh giá ở mức ĐẠT. * Đề tài đã đưa ra được một giải pháp kỹ thuật cụ thể có khả năng đạt chất lượng cao trong dịch vụ vận chuyển hành khách, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải hàng không. |
|||
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO THIẾT BỊ BAY CẤT HẠ CÁNH THẲNG DẠNG ĐĨA DB01NNGUYỄN ĐỨC TÚ – NGUYỄN ĐỨC CƯƠNG | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1992) | A/ Những vấn đề chung
Đặt vấn đề. Thiết kế tổng thể. Khả năng chế tạo ở Việt Nam và an toàn bay Các tham số kinh tế – kỹ thuật chính của thiết kế. Ý nghĩa kinh tế – an ninh – quốc phòng. B/ Tính toán trên máy bay Thiết kế cánh quay. Thiết kế thân – đuôi – càng. Thiết kế hệ thống truyền động. Thiết kế cơ cấu đĩa nghiêng và hệ thống điều khiển trực thăng. Thiết kế hệ thống tự động lái. |
18 tháng* Đề tài đã hoàn thiện giai đoạn thiết kế kỹ thuật tổng thể.
* Kết quả giai đoạn đầu đã được Hội đồng nghiệm thu cấp ngành HKDD đánh giá đạt mức KHÁ. * Đề tài tiếp tục triển khai giai đoạn thiết kế kỹ thuật và công nghệ chi tiết, chế tạo thiết bị bay. * Đề tài đã đặt cơ sở cho việc lắp ráp, chế tạo thiết bị bay có khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ bay đa dạng của các ngành kinh tế quốc dân. |
|||
SỐ HÓA RADA THỨ CẤPNGUYỄN HÒA BÌNH | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1992) | A/ Giới thiệu về các hệ thống dẫn đường
– Hệ thống cơ bản / Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống. – Hệ thống rada dẫn đường kiểm soát không lưu / Kết luận. – Nhược điểm của hệ thống rada thứ cấp cũ. B/ Hệ thống xử lý số hóa tín hiệu rada thứ cấp – Anten, dẫn sóng./ Trục quay và khởi tạo tín hiệu đồng bộ góc. – Thiết bị thu phát UPX6./ Bộ mã hoá. – Khối điều khiển bộ giải mã./ Khối xử lý và giải mã. – Khối kiểm tra xưng Star và Stop. – Khối Range counter./ Khối Output control. – Chương trình xử lý cấp 2. – Chương trình trình bày hình ảnh mục tiêu trên màn hình. – Giới thiệu các mạch chuyển đổi tương tự số (SDC). |
9 tháng* Hội đồng nghiệm thu cấp ngành HKDD đã đánh giá đạt mức XUẤT SẮC.
* Đề tài đã giải quyết bài toán kiểm soát điều hành bay bằng hệ thống rada thứ cấp số hoá. * Đề tài đã góp phần làm tăng hiệu quả và độ an toàn điều hành bay trong các năm 1986 – 1993 khi ta chưa có điều kiện mua các thiết bị hiện đại. |
|||
NGHIÊN CỨU THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG KIỂM TRA VÀ XÁC ĐỊNH HỎNG HÓC HỆ THỐNG ĐÈN TÍN HIỆU ĐƯỜNG BĂNG SÂN BAYNGUYỄN TẤT CƯ | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1992) | * Khả năng tự động hóa quá trình quản lý hệ thống đèn dạ hàng.
* Phương pháp đo khoảng cách bằng phương pháp xung thăm dò. * Phương pháp tự tương quan. * Khảo sát tham số. * Sơ đồ mô phỏng trên máy vi tính. |
12 tháng
* Đề tài đã giải quyết được bài toán quản lý và đo lường, sử dụng được phần mềm mô phỏng trên máy vi tính. * Kết quả đề tài đã góp phần đưa ra biện pháp phát hiện hỏng hóc để bảo trì, sửa chữa hệ thống đèn tín hiệu sân bay, nhằm đảm bảo an toàn bay, thực hiện các khuyến cáo của ICAO..Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu cấp ngành HKDD đánh giá đạt loại ĐẠT. |
|||
HỆ THỐNG XỬ LÝ THÔNG TIN PHỤC VỤ TRONG CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH BAYHỒ NGỌC BÁ | Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1992) | A/ Khái quát chung
– Nhiệm vụ của Trung tâm Kiểm soát Không lưu thành phố Hồ Chí Minh (ACC HCM). – Tổ chức điều hành bay ở ACC HCM. – Nhiệm vụ cụ thể / Các thông tin phục vụ cho công tác điều hành bay. B/ Hệ thống xử lý số liệu bay – Quy trình hoạt động của sector 1 (mannel). – Quy trình hoạt động của sector 1 khi có hệ thống vi xử lý. – Giải thích lưu đồ: + Khởi động hệ thống; + Điện văn kế hoạch bay; + Điện văn Eshimate (Tên máy bay, điểm, gọi chuyển giao độ cao…); + Điện văn báo cáo vị trí; + Điện văn Meteo (khí tượng); +Terminal (vị trí trao đổi thông tin giữa KSV và hệ thống). C/ Hướng dẫn sử dụng chương trình Terminal. D/ Mẫu và ý nghĩa các loại điện văn sử dụng trong hệ thống Flight data. |
18 tháng* Đề tài đã giải quyết phần mềm của hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, xử lý nhanh và mềm dẻo các thông tin phục vụ công tác điều hành bay.
* Đề tài có ý nghĩa kinh tế – kỹ thuật cao, góp phần nâng cao được năng suất và độ chính xác của công tác quản lý điều hành bay. * Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại KHÁ. |
|||
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT LỐP MÁY BAY IL18 VÀ TU134 KÝ HIỆU CH293
NGUYỄN DUY ĐANG |
Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1990) | * Khảo sát nghiên cứu các số liệu kỹ thuật: – Thu thập tài liệu, các thông số kỹ thuật cơ bản của lốp máy bay. – Khảo sát , xác định các kích thước cơ bản của lốp. – Giải phẫu nghiên cứu 01 lốp cũ và 01 lốp mới nhằm: + Nghiên cứu tính năng cơ, lý, hoá của cao su, vải mành, tanh… + Nghiên cứu thiết kế kỹ thuật và công nghệ chế tạo lốp. * Thiết kế kỹ thuật và công nghệ chế tạo lốp. * Sản xuất thí nghiệm. * Thử nghiệm phá nổ lốp đã chế tạo. * Thử nghiệm lốp đã chế tạo trên kỹ thuật hàng không. * Tổng kết, đánh giá nghiệm thu. |
9 tháng. * Đã sản xuất thành công lốp máy bay ký hiệu CH-293 cỡ 930 x 305: 03 lốp sản xuất thí nghiệm, 30 lốp sản phẩm sản xuất thử nghiệm đợt đầu được đưa vào khai thác thử nghiệm đạt kết quả tốt, có tuổi thọ kỹ thuật tương đương với lốp ngoại nhập.* Kết quả đề tài được Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở (Tổng công ty) đánh giá đạt loại KHÁ. * Đề tài đã mở ra khả năng chủ động sản xuất, cung cấp lốp máy bay – loại vật tư có mức tiêu hao lớn – cho ngành HKDD từ nguồn trong nước. Tiết kiệm được ngoại tệ dùng để mua lốp hàng năm. |
|||
NGHIÊN CỨU XỬ LÝ LỚP CÁCH LY TRONG KẾT CẤU TẦNG PHỦ BÊ TÔNG SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI
HÀ HUY CƯƠNG |
Bộ Giao thông Vận tải – Viện Khoa học HK(1990) | * Nghiên cứu chức năng, tác dụng của lớp cách ly.
* Nghiên cứu chế độ làm việc của mặt đường trong điều kiện khí hậu ở Nội Bài, trên cơ sở đó xác định ưu, khuyết điểm sử dụng lớp cách ly về mặt lý thuyết. * Thử nghiệm trong buồng thí nghiệm và ngoài hiện trường, so sánh dối chứng kết quả thí nghiệm giữa các tấm mặt đường đổ trên lớp cách ly và không đổ trên lớp cách ly. * Kiểm tra đối chứng kết quả thử nghiệm và kết quả tính toán. * Kết luận. |
6 tháng * Kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng định khi thi công mặt đường bê tông xi măng trên mong cát gia cố, xi măng không cần bố trí lớp ngăn cách, nhưng phải đảm bảo điều kiện kỹ thuật bố trí các khe co giãn trong tầm bê tông ở cự ly tối đa là 6m.* Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước đã đánh giá đề tài đạt kết quả XUẤT SẮC.* Kết quả của đề tài đã mở ra khả năng tiết kiệm kinh phí quét nhựa 3.500.000đ/m2 (thời giá năm 1990) và đẩy nhanh tiến độ thi công mặt đường sân bay. |